CÁCH DÙNG THỰC PHẨM DƯỠNG SINH CHỮA BỆNH
Dùng thực phẩm dưỡng sinh để chữa bệnh giúp Bạn bảo vệ sức khỏe, hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc Tây. Giúp cơ thể đẹp và khỏe từ bên trong.
Kentary chia sẻ với bạn các nguyên tắc sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật mà vẫn bảo đảm đủ dinh dưỡng cần thiết để hoạt động mà không nhất thiết phải sử dụng quá nhiều thực phẩm có nguồn gốc từ động vậy, khi Bạn sử dụng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật ngoài thanh lọc cơ thể Bạn còn giúp bảo vệ môi trường.
Giờ thì chúng ta cùng xem nhé:
1. TỈ LỆ BÌNH QUÂN GIỮA CÁC THỰC PHẨM DƯỠNG SINH TRONG MỘT NGÀY:
– Khoảng từ 79 – 90% đồ ngũ cốc nguyên cám.
– Từ 30 – 10% rau quả khô hoặc xanh.
a. Ngũ cốc dưỡng sinh gồm:
– Lúa mì, gạo lứt, kê, bắp, bo bo, lúa mạch, đại mạch, hắc mạch, kiều mạch, v.v..
b. Thực phẩm và gia vị nên dùng là:
– Cà rốt, củ cải, bí ngô, hành tỏi, kiệu tây, bắp cải trắng, rau dền, rau xà lách xoong, rau má, rau bồ ngót, cải bẹ xanh, v.v… ( nên dùng rau củ mọc thiên nhiên và rau củ sạch không sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu, tốt nhất là các loại rau, củ, quả không biến đổi gen).
c. Các loại nước uống dưỡng sinh nên dùng:
– Nước thiên nhiên, trà sắn dây, trà bancha, trà gạo lứt, trà củ sen, trà bồ công anh…
d. Chất béo nên dùng:
– Dầu mè, dầu đậu phộng với mức tối đa là 2 muỗng canh/1 ngày.
e. Trái cây nên ăn
– Trái gấc, dâu tây, hạt dẻ, trái cây thiên nhiên đúng mùa luôn luôn là một lựa chọn tối ưu nhất.
f. Đường
– Nếu sức khỏe ổn định thì có thể sử dụng đôi chút đường đen, đường thốt nốt, đường phèn, mạch nha, mật ong.
2. NHỮNG THỨC UỐNG, MÓN ĂN NÊN HẠN CHẾ DÙNG ĐẾN LÀ:
– Tất cả các loại cà, măng, giá, nấm, khoai tây, đậu leo, rau bá hợp, dưa gang, bắp su đỏ, củ cải đường.
– Bơ, sữa, đồ ăn chế bằng phomát.
– Trái cây: Các đồ tươi sống và đường (trong lúc đang trị bệnh).
– Gia vị: Tiêu, ớt, cà ri.
– Nước uống: nước có ga, nước ngọt
3. MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THỰC PHẨM DƯỠNG SINH CHỮA BỆNH:
– Về tâm trạng: Không vui, không khỏe thì không nên ăn và cũng không được nấu ăn.
– Về đại tiện: Phân luôn màu vàng, chặt, không rã nát và đúng giờ vào buổi sáng. Nếu là phân khác là âm hơn, hoặc dương hơn thì cần phải điều chỉnh lại.
– Về tiểu tiện: Phụ nữ không đi tiểu quá 3 lần trong ngày. Nam không đi quá 4 lần trong ngày.
Lưu ý: Đường ruột đang tốt là một ngày chỉ đi đại tiện một lần vào buổi sáng và chỉ nên súc miệng một lần vào buổi tối. Nếu đường ruột không tốt nên sử dụng thực phẩm tốt cho đường ruột giúp tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
+ NƯỚC UỐNG:
– Một người quá âm, hay bệnh về gan thì nên sử dụng trà gạo lứt rang và trà bồ công anh, trà sắn dây
– Trà củ sen tốt cho người bệnh phổi.
– Trà bancha tốt cho bệnh tim mạch, trà sắn dây tốt cho đường ruột, bao tử (Tốt nhất là được sự hướng dẫn của người có kinh nghiệm).
+ DẦU MÈ GỪNG:
Giã nát, hoặc mài gừng tươi, vắt lấy nước cốt trộn đều với một lượng dầu mè tương đương. Dùng xoa hay đánh gió khi cảm sốt, xoa bóp khi nhức mỏi, tức, trặc, đau bụng, sưng u, bôi lên vết lở ở tai, mũi, ghẻ lác, xức dầu trị gầu và rụng tóc. Chỉ nên làm vừa đủ dùng trong 2-3 ngày, vì để lâu gừng thối, có mùi khó chịu; có thể dùng xen kẻ với áp nước gừng.
+ CAO HẠ NHIÊT:
Ngâm đậu nành với nước cho mềm, giã nát và trộn thêm ít bột gạo cho khỏi nhão, rồi đem đắp lên trán để hạ sốt (Xem chừng thân nhiệt hạ còn 38,5 độ thì lấy ra ngay), hoặc đắp những chỗ viêm nhức (Không dùng trong trường hợp ban, sởi, tót, rạ, đậu mùa).
Sử dụng bột sắn dây để hạ sốt không để lại tác dụng phụ
+ BỘT GẠO LỨT SỐNG:
Nhai nhỏ gạo lứt sống với vài hạt muối sống, hoặc giã thành bột mịn trộn nước và tí muối cho dẻo, đem đắp vào vết thương, vết lở loét, hoặc ghẻ chốc.
Trên đây là một số nguyên tắc sử dụng thực phẩm dưỡng sinh chữa bệnh cơ bản mỗi người cần biết để có thể ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày, sử dụng hết các chức năng của thực phẩm giúp Bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và cả môi trường sống sung quanh.