Tư Vấn

ĐỘC TỐ TRONG GẠO LỨT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE NHƯ THẾ NÀO?

Ngày nay gạo lứt rất phổ biến. Hôm nay Kentary chia sẻ với Bạn một bài viết về các độc tố trong gạo lứt  từ tác giả Nishikawa Sakaero do bạn Trần Trọng Hiền dịch lại để Bạn có thể dùng gạo lứt đúng cách và không rước độc vào thân thể nhé!

Bài viết độc tố trong gạo lứt này Kentary đã xin phép dịch giả được chia sẻ để nhiều người cùng đọc và hiểu hơn về cách sử dụng gạo lứt sao cho đúng và an toàn.

Mời Bạn cùng đọc:

  1. Có mầm độc tố trong gạo lứt (hạt giống):

    • Trong hạt mầm của bất kỳ loài thực vật nào, kể cả các loại ngũ cốc như gạo lứt, gạo lật (gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo), awa, kibi, đâu tương..vv.. để bảo vệ hạt (cây mầm) các cơ chế hoạt động kiểu như: tự bảo vệ tránh không bị các loài động vật ăn quá nhiều, hoặc cơ chế lưu trữ các thành phần dinh dưỡng không bị thất thoát ra ngoài, dù có rơi trên mặt đất cũng không bị thối rữa và chờ đợi thời cơ để nảy mầm vào mùa vụ thích hợp. Các yếu tố hình thành cơ chế đó là “axit abscisic” và “axit phytic”.
    • Axit abscisic (ABA) là một hormone thực vật có cấu trúc terpenoid, hoạt động như một yếu tố cưỡng chế và điều tiết sự nảy mầm của thực vật. Bởi vì ABA có thể tạo ra độc tố đối với cơ thể người, sẽ là nguy hiểm nếu khi ăn các loại thực phẩm như gạo lứt mà không có kiến thức ăn “giải độc” cho chúng.
    • Axit phytic thì có dạng phytic (hỗn hợp muối giữa muối khoáng và acit phytickhông tan trong nước), có tính kiềm mạnh, liên kết mạnh với hầu hết các ion kim loại như photpho (các khoáng chất như magie, canxi). Nói cách khác, các khoáng chất có trong gạo lứt bị tác dụng của axit phytic làm ức chế khả năng hấp thu.
  2. Độc tố đối với ty thế (mitochondria):

    • Bác sĩ Nishihara Katsunari, nguyên giảng viên khoa phẩu thuật miệng trường đại học Tokyo, tự xưng là tiến sĩ về Mitochondria đã cảnh báo rằng: “Bởi vì ABA có trong gạo lứt là độc tố mitochondria (độc tố gây ảnh hưởng xấu đối với mitochodria) cho nên phải lưu ý đến việc ăn gạo lứt.”
    • Ty thế được biết đến như là một bào quan (organelle) rất quan trọng liên quan đến quá trình chuyển hóa năng lượng. Nếu hoạt tính của ty thế trở nên thấp đi thì có thể dẫn đến tử vong.
    • Ty thế trong các tế bào với tư cách là cơ quan sản sinh năng lượng, đóng vai trò quan trọng trong các việc như duy trì nhiệt độ cơ thể, nếu chịu tác động xấu nó có thể làm hạ nhiệt cơ thể, vô sinh (nếu nhiệt độ cơ thể giảm 0,5℃ thì trở nên vô sinh), ưng thư (thân nhiệt hạ thì tế bào ung thư được kích hoạt hay nói cách khác hoạt tính của ty thế trong tế bào ung thư đang hạ thấp đáng kể), thậm chí toàn hoạt động của các enzyme trong cơ thể sẽ xảy ra vấn đề gọi là “bị ngu”. Hệ miễn dịch cũng bị giảm.
    • Có thể nói “Nếu nhiệt độ cơ thể giảm đi 1℃ thì hệ miễn dịch giảm 30%”. Mặt khác nhiệt độ cơ thể thấp có thể trở thành nguyên nhân gây ra hàng loạt các loại bệnh như: tuần hoán kém, phù nề, béo phì, dị ứng, bệnh collagen, tăng mỡ máu, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, hội chứng mệt mỏi mãn tính, viêm phổi, viêm phế quản, các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, bệnh gút, tiểu đường…vv…
    • Ông Nemoto Takeo – người giữ bằng sáng chế “normal germination for water rice germinated brown rice” (chẳng biết dịch cái bằng này ra sao -_-) chỉ ra rằng: đối với ABA chứa trong gạo lứt, nó có tác dụng như một loại độc tố gây ức chế hoạt tính của tế bào, ức chế nảy mầm, tăng tốc lão hóa.
  3. Nguyên nhân của các chứng bệnh liên quan đến độc tố trong gạo lứt:

    • Theo như luận văn đã được công bố ở hội thảo nghiên cứu khoa học – Viện khoa học quốc gia Hoa Kỳ: “Abscisic acid is an endogenous cytokine in human granulocytes with cyclic ADP-ribose as second messenger” (PSAS2007;104:5759-5764) thì “Vì tác dụng của ABA đối với cơ thể người mà thực bào trong bạch cầu hạt nhân (một lọa tế bào máu trắng) được kích hoạt, oxy hoạt tính và oxit nitric được tạo ra với số lượng lớn, làm tổn thương ty thế bên trong tế bào sinh kết quả là nó gây ra các chứng bệnh khác nhau.

Related Articles

Trả lời

Back to top button