Tư Vấn

Giải đáp những thắc mắc thường gặp khi thi công sơn nước

Lần đầu thi công sơn nước, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm – chưa hiểu rõ quy trình sơn nhà đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả thi công. Bạn có rất nhiều thắc mắc xoay quanh việc thi công sơn nước và cần tìm lời giải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu.

Mong muốn mang đến cho bạn các kinh nghiệm hữu ích khi sơn nước, Khối Lập Phương đã tổng hợp những câu hỏi thường gặp kèm trả lời trong bài viết này.

Xử Lý Bề Mặt Có Cần Thiết Không?

Xử lý bề mặt rất quan trọng đối với chất lượng và thẩm mỹ công trình sơn. Xử lý bề mặt đúng cách giúp bảo vệ bề mặt thi công hiệu quả, tránh dính chất bẩn làm bề mặt sơn bị gồ ghề, ảnh hưởng thẩm mỹ và độ bám dính.

Do vậy dù thi công sơn nước nhiều hay ít, mới hay cũ, nội thất hay ngoại thất… thì đều cần xử lý bề mặt trước khi sơn.

Chuẩn Bị Bề Mặt Sơn Nước Như Thế Nào Hiệu Quả?

Với bề mặt tường cũ

Làm sạch tường cũ trước khi sơn

Làm sạch tường cũ trước khi sơn

Nếu bề mặt dính bụi, bột thì dùng vòi nước áp lực cao, chất tẩy nhẹ để làm sạch bề mặt. Nếu dính nhiều bột thì nên sơn hai lớp sơn lót chống kiềm sau khi đã vệ sinh bề mặt.

Nếu bề mặt dính dầu mỡ: dùng chất tẩy nhẹ và nếu cần thiết thì dùng dung môi chuyên dụng. Xịt lại bề mặt thật kỹ lấy sạch vết bẩn.

Nếu bề mặt bị nấm mốc: dùng với nước áp lực cao; dụng cụ đục; dung dịch chống rêu, nấm để xử lý. Sau đó rửa lại bề mặt bằng với nước sạch.

Với bề mặt tường mới

Làm mịn bề mặt tường bằng máy mài hoặc giấy nhám

Làm mịn bề mặt tường bằng máy mài hoặc giấy nhám

Đảm bảo bề mặt sạch sẽ, độ ẩm dưới 16%. Nếu điều kiện nắng ráo thì có thể sơn tường sau 18 – 20 ngày trát. Dùng đá mài vệ sinh bề mặt tường, sau đó làm sạch lại với giấy ráp mịn hoặc thô.

Có Cần Sơn Lót Trước Khi Sơn Phủ Hoàn Thiện? Dùng Sơn Phủ Trắng Để Làm Sơn Lót Được Không?

Phần lớn hãng sơn hiện nay đều khuyến nghị dùng sơn lót để chống thấm – chống kiềm – chống rêu mốc, tăng kết dính cho sơn phủ để màng sơn bền và đẹp hơn.

Do đó không nên dùng sơn phủ trắng thay sơn lót bởi loại sơn này không có các tính năng của sơn lót, dễ làm bề mặt sơn không đều màu – bong tróc.

Dùng sơn lót để chống thấm - chống kiềm - chống rêu mốc

Dùng sơn lót để chống thấm – chống kiềm – chống rêu mốc

Nên Dùng Các Sản Phẩm Sơn Cùng Hệ Thống Cho Một Công Trình Không?

Trong một công trình nên ưu tiên dùng sản phẩm sơn cùng nhà sản xuất. Bởi sản phẩm cùng hệ thống đã được nghiên cứu, thiết kế để đảm bảo tương thích – hỗ trợ nhau, đem đến chất lượng cao nhất cho công trình.

Màu Sơn Trên Bảng Màu Có Giống 100% Thực Tế?

Màu Sơn Trên Bảng Màu Có Giống 100% Thực Tế?

Nếu không gian đủ ánh sáng tự nhiên thì màu bên ngoài sẽ chân thực, sát với bảng màu

So với bảng màu thì màu sơn thực tế sẽ có chút khác biệt do các nguyên nhâu sau:

  • Màu sơn thực tế đậm hơn màu trên bảng màu nếu sơn lên diện tích rộng.
  • Nếu không gian đủ ánh sáng tự nhiên thì màu bên ngoài sẽ chân thực, sát với bảng màu; còn không gian thiếu ánh sáng tự nhiên, dùng ánh sáng nhân tạo thì màu trên tường sẽ khác với bảng màu.
  • Qua thời gian sử dụng, màu tường sẽ phai dần và không còn giống với bảng màu.

Thời Tiết Lý Tưởng Để Thi Công Sơn Nước?

Thời tiết lý tưởng để sơn nhà

Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng quá trình khô của sơn

Điều kiện thời tiết phù hợp để thi công sơn nước là:

  • Nhiệt độ 15 – 35°C: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp sẽ làm ảnh hưởng quá trình khô của sơn – ảnh hưởng liên kết giữa sơn và bề mặt.
  • Tránh thời điểm nắng gắt, bởi sơn bốc hơi nhanh – độ bám dính kém – dễ bong tróc.
  • Lặng gió: gió to làm sơn khô quá nhanh và thường cuốn theo bụi – tạp chất rất dính vào màng sơn.
  • Không mưa: mưa to làm sơn chưa kịp khô đã bị rửa trôi, mưa nhỏ ảnh hưởng đến quá trình khô của sơn.

Xử Lý Sơn Thừa Thế Nào?

Để tránh dư thừa sơn, tiết kiệm chi phí thì tốt nhất nên tính toán kỹ lượng sơn cần mua dựa trên: diện tích cần sơn, số lớp sơn, độ phủ của sơn.

Với phần sơn thừa, việc bảo quản và sử dụng như sau:

  • Không pha thêm dung môi nào vào sơn.
  • Đậy kín nắp thùng sơn.
  • Để thùng sơn ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt.

Sau một thời gian nếu mở nắp ra sẽ thấy lớp màng khô hoặc đặc lại phía trên. Tiến hành bỏ lớp màng đi, nếu không thấy bất thường thì khuấy đều và dùng bình thường.

Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Sơn Phủ?

Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ

Chất lượng bề mặt sơn phủ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các yếu tố:

  • Chất lượng sản phẩm sơn.
  • Tay nghề thợ sơn, quy trình thi công.
  • Công tác chuẩn bị bề mặt sơn.
  • Sự phù hợp của sản phẩm sơn với công trình sử dụng.

Nếu một trong những yếu tố kể trên không đảm bảo thì đều ảnh hưởng đến thẩm mỹ và tuổi thọ của lớp sơn.

Vì Sao Phải Thi Công 2 Lớp Sơn Phủ?

Sơn phủ có vai trò như lớp áo ngoài của công trình – đòi hỏi sự hoàn hảo để đảm bảo độ bền lẫn thẩm mỹ. Việc thi công 2 lớp sơn phủ sẽ giúp bề mặt sơn đồng màu, đẹp và bền hơn là sơn 1 lớp. Nhất là với các bề mặt không bằng phẳng thì sơn 1 lớp phủ khó mà đảm bảo sự che lấp đều trên bề mặt.

Tại sao phải cần 2 lớp sơn phủ

Việc thi công 2 lớp sơn phủ sẽ giúp bề mặt sơn đồng màu, đẹp và bền hơn

Pha Loãng Sơn Như Thế Nào?

  • Nếu dùng xăng pha loãng thì pha tối đa 10% thể tích sơn.
  • Nếu dùng nước pha loãng sơn:
  • Bề mặt tường bả Matit: pha nước với sơn lót và sơn phủ màu theo tỷ lệ 5 – 10%.
  • Bề mặt tường sơn trực tiếp: pha dưới 5% nước sạch vào sơn lót và sơn phủ màu.

Trên đây là 10 câu hỏi về thi công sơn nước được nhiều thắc mắc. Có được đáp án cho những vấn đề trên, hy vọng bạn sẽ thi công đúng cách để mang đến vẻ đẹp hoàn hảo cho không gian. Mọi thông tin về chọn loại sơn, thi công sơn – vui lòng liên hệ Khối Lập Phương để được tư vấn.

Công ty TNHH Thương Mai Xây Dựng Khối Lập Phương

  • Address: 309 Đường số 1, P. Bình Trị Đông, Q. Bình Tân, TP.HCM
  • Hotline:Mrs Nguyệt 0909 47 0248  Hoặc Mr Minh 0936 543 213
  • Tell: 028 7777 1368
  • Email: [email protected]
  • Website: khoilapphuong.vn

Nguồn: https://khoilapphuong.vn/nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-thi-cong-son-nuoc/

Related Articles

Trả lời

Back to top button