Tư Vấn

Những bài học đắt giá tôi rút ra từ thất bại khởi nghiệp đầu đời

Những bài học đắt giá tôi rút ra từ thất bại khởi nghiệp đầu đời 4Sau gần hai năm hoạt động, tôi đã quyết định kết thúc dự án khởi nghiệp đầu tiên của mình trong những ngày gần đây. Có thể nói, chúng ta cần hiểu rõ những sai trái và lỗi lầm trong quá khứ, tuy nhiên việc rút kinh nghiệm từ thất bại cho các dự án trong tương lai cũng quan trọng không kém. Dưới đây là bản tóm tắt những bài học tôi đã rút ra từ câu chuyện của mình:

1. Tập trung vào sản phẩm

Tôi phụ trách mảng kinh doanh và vấn đề bán hàng của công ty. Dù là một startup công nghệ, tôi nhận ra rằng mình có thể thuê một công ty thiết bị và giải pháp viễn thông (vendor) để đảm bảo tất cả mọi thứ. Tôi không thể truyền tải hết tầm quan trọng của giám đốc công nghệ (CTO) trên chặng đường tiến đến thành công của một công ty khi họ không chỉ cần xuất sắc về chuyên môn mà còn phải quan tâm, hứng thú với sản phẩm công ty như chính bạn. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn đang điều hành một startup công nghệ. Sau tất cả, nhà cung cấp bên ngoài cũng chỉ có vậy.

2. Đặt kì vọng cho nhân viên

Khi nhận được vốn đầu tư, bạn cần nhanh chóng mở rộng phát triển công ty. Việc tuyển dụng vào thời điểm đó vô cùng quan trọng. Hãy đảm bảo rằng những nhân viên cốt cán trong tương lai sẽ hiểu được những rủi ro và cả những phần thưởng xứng đáng khi làm việc ở môi trường khởi nghiệp. Nếu họ lầm tưởng rằng bản thân đang làm việc trong một công ty lớn và mong muốn có sự đảm bảo việc làm tương tự, thì họ sẽ rất dễ thất vọng khi mọi chuyện không như ý, cũng như ít nỗ lực hơn những gì mà môi trường khởi nghiệp đòi hỏi.

3. Đừng tốn quá nhiều thời gian tìm nhà đầu tư

Chắc chắn rằng, tài chính đóng một vai trò vô cùng quan trọng ở một số thời điểm. Tuy nhiên, đừng để việc huy động vốn ảnh hưởng đến mức khiến bạn quên mất việc tập trung vào sản phẩm. Tôi từng dành quá nhiều thời gian vào huy động vốn khi nhìn thấy sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tôi nhận ra rằng, khi sản phẩm của tôi bị chậm so với kế hoạch dự kiến cũng là lúc khiến họ đã mất đi hứng thú ban đầu.

4. Sắp xếp nhân viên ở những vị trí phù hợp

Việc xây dựng một đội ngũ nhân viên đoàn kết, vững mạnh từ những người bạn, hoặc những đồng nghiệp ở công ty cũ luôn luôn có sức “hấp dẫn” kỳ lạ. Tuy nhiên, làm như vậy có thể dẫn đến việc tuyển dụng một người không phù hợp với vị trí/chức vụ của họ. Thực tế là bạn đã để trái tim lấn át lí trí khi đặt niềm tin trong tiềm thức của mình vượt lên trên cả kĩ năng thật sự của họ.

5. Không ngừng tự thân vận động kể cả khi đã nhận được vốn tài trợ

Tôi đã từng chứng kiến nhiều startup chi tiêu tài chính rất “vô tư” sau khi nhận được tài trợ. Chắc chắn rằng, vốn đầu tư nên là tiền đề để tạo điều kiện củng cố nguồn nhân lực, phát triển công nghệ và những thứ khác. Nhưng một chiếc xe đẹp cho nhà sáng lập vẫn có thể chờ đợi được. Có thể nói, chi phí không đồng đều không chỉ làm suy yếu công ty mà còn gây ra hình ảnh tiêu cực trên phương tiện truyền thông.

6. Linh hoạt trong mọi tình huống

Một trong những ưu điểm của khởi nghiệp là việc thay đổi định hướng sẽ dễ dàng hơn so với một tổ chức lớn. Hãy luôn theo dõi sát sao thị trường và tổng quan kinh tế để sẵn sàng làm một điều gì đó không phải một phần của kế hoạch ban đầu. Có khi, đó lại là cách vực dậy công ty của bạn.

7. Biết khi nào nên từ bỏ

Những nhà sáng lập thường có xúc cảm gắn liền với những dự án startup của họ, đặc biệt là dự án đầu tiên. Hãy sống thực tế! Nếu bạn thấy mọi thứ trở nên không chắc chắn, hay khách hàng không hứng thú như bạn mong đợi; hãy tiếp nhận khó khăn và ngừng hoạt động kinh doanh lại. Như vậy, bạn có thể ngăn ngừa những thiệt hại lớn hơn trong tương lai.

Related Articles

Trả lời

Back to top button