Tư Vấn

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ – Kiến Thức Chia Sẻ

Mề đay là một căn bệnh da liễu phổ biến và có thể xảy ra với bất kì ai. Ban đầu chúng xuất hiện dưới hình thức là những mảng ngứa trên da, dần dần mức độ nghiêm trọng hơn khi chuyển sang màu đỏ và sưng phồng lên. Mề đay có hai loại: cấp tính và mãn tính. Nếu mề đay cấp tính kéo dài khoảng vài ngày đến 1 tuần thì triệu chứng mãn tính có thể tính bằng đơn vị tháng, năm.

Tìm hiểu những nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị mề đay sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để “đối phó” với căn bệnh này.

Nguyên nhân gây nổi mề đay

Một trong những nguyên nhân chính của bệnh mề đay mãn tính là do hệ thống tự miễn dịch. Khi có sự rối loại các nội tiết hay khả năng tự miễn dịch kém thì cơ thể bạn sẽ dễ phát bệnh mề đay. Có thể kể đến một số căn bệnh như: lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp ở tuổi vị thành niên, bệnh tuyến giáp tự miễn và cryoglobulinemia. Bên cạnh đó, nhiễm trùng do vi khuẩn như nhiễm trùng đường tiết niệu, virus viêm gan, viêm dạ dày… cũng là những tác nhân có thể dẫn đến mề đay.

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ - Ảnh 1.

Thêm vào đó, bạn nên lưu ý những nguyên nhân có thể kích thích khả năng phát ban của cơ thể như: côn trùng đốt; thuốc có chứa aspirin, thuốc kháng sinh, ibuprofen; phấn hoa; mủ cao su; các thực phẩm dễ gây kích ứng như đậu phộng, sò, ốc…

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ - Ảnh 2.

Triệu chứng của nổi mề đay

Mặc dù trông tương tự như những vết cắn nhưng mề đay vẫn có thể nhận biết bằng những triệu chứng cụ thể như:

– Ngứa trên da: Đây là triệu chứng đầu tiên khi người bệnh khi xuất hiện tình trạng nổi da gà kèm theo những cơn ngứa ngáy, nóng rát và cảm giác vô cùng khó chịu. Nếu bạn thường xuyên gãi thì sẽ gây ra nhiều vết xước và tổn thương da. 

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ - Ảnh 3.

– Sau những cơn ngứa ngáy buộc bạn phải gãi thì vô tình làm cho da xuất hiện nhiều đốm mẩn đỏ phát ban. Chúng thường không đều màu mà có chỗ đậm chỗ nhạt. Đôi lúc nghiêm trọng hơn là hiện tượng bong tróc da, sưng tấy.

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ - Ảnh 4.

– Tình trạng nặng của bệnh mề đay có thể làm tổn thương đến đường hô hấp như khó thở, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc dạ dày gây sốt, rối loạn tiêu hóa. Bên cạnh đó, mề đay còn có thể gây trụy tim đẫn đến nguy hiểm cho tính mạng.

– Nếu sau 2 tháng mà bệnh không thuyên giảm thì bạn đã bước sang giai đoạn mãn tính. Các triệu chứng sẽ phức tạp hơn với những nốt sẩn ngứa hình vòng hay vết dàu ngoằn nghèo. Đôi khi chúng sẽ có hiện tượng xuất huyết hay mụn nước và khi vỡ ra dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Điều trị khi nổi mề đay

Bạn nên phát hiện kịp thời bệnh và có những biện pháp phòng ngừa như uống thuốc, sử dụng kem bôi… Đôi khi chẩn đoán bệnh mề đay rất đơn giản nếu nguyên nhân là do thức ăn. Tuy nhiên, trong các trường hợp khác thì yêu cầu bạn phải xét nghiệm mới xác định rõ nguyên nhân và cách chữa trị hợp lí. 

Bạn sẽ được bác sĩ cung cấp những biện pháp để điều trị khi nổi mề đay như sau:

– Không ăn các loại thực phẩm dễ gây kích ứng, phát ban trong thời điểm này.

– Tránh để cơ thể tiếp xúc với gió, bụi.

– Tắm thường xuyên để làm giảm cảm giác ngứa nhưng không sử dụng xà phòng có độ kích ứng cao.

Nổi mề đay, căn bệnh da liễu ai cũng có thể mắc nhưng hiếm khi hiểu rõ - Ảnh 6.

– Không được mặc quần áo bó sát.

– Sử dụng thuốc kháng histamine theo chỉ dẫn của bác sĩ để điều trị phát ban. Tuy nhiên, nếu bạn bị mề đay mãn tính, quá trình điều trị có thể lâu hơn và thường kết hợp với những loại thuốc khác như prednisone (một chất điều biến miễn dịch), epinephrine, adrenaline… Nhưng lưu ý rằng, những loại thuốc này phải được bác sĩ đồng ý và kê toa.

Nguồn: Boldsky

Related Articles

Trả lời

Back to top button