Tình trạng buồn nôn khi đánh răng có thể cảnh báo những vấn đề sức khỏe mà bạn không ngờ tới – Kiến Thức Chia Sẻ
Buồn nôn là một triệu chứng khiến người bệnh có cảm giác bứt rứt, khó chịu nơi cổ họng và dạ dày. Thế nên, nếu gặp phải hiện tượng buồn nôn khi vệ sinh răng miệng thì bạn sẽ vừa cảm thấy khó chịu, vừa có cảm giác muốn nôn khan. Về cơ bản, nôn chỉ là một phản xạ tự nhiên để làm giảm bớt áp lực trong dạ dày khi có vật kích thích trong vùng hầu họng. Vậy hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn xem tình trạng buồn nôn khi đánh răng là do những vấn đề sức khỏe nào gây ra nhé!
Bệnh về dạ dày
Nếu bạn mắc phải những bệnh về dạ dày, nhất là hội chứng trào ngược dịch vị dạ dày thực quản thì nó sẽ khiến bạn gặp phải trạng thái buồn nôn khi đánh răng. Hãy để ý đến dịch vị tiết ra có màu vàng trong bọt kem đánh răng kèm theo trạng thái buồn nôn thì đó chính là màu của dịch vị bị trào ngược.
Bệnh về đường hô hấp
Viêm mũi họng, viêm sưng amidan, viêm xoang, viêm họng mãn tính… đều là những bệnh lý thường gặp về đường hô hấp. Sau một đêm ngủ dậy, trong cổ họng bạn thường tích đờm ứ đọng, hoặc do mũi bị tắc nghẽn, gây khó thở đường miệng. Lúc này, việc chải răng sẽ kích thích và gây ra cảm giác buồn nôn.
Bệnh về răng miệng
Tất nhiên, tình trạng buồn nôn khi đánh răng cũng có thể là do một vài bệnh lý về răng miệng gây ra. Viêm lợi, viêm nha chu… đều là những bệnh lý về răng miệng có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn, từ đó kích thích tình trạng nôn khan nhiều hơn.
Cách phòng ngừa nguy cơ gặp phải hiện tượng buồn nôn khi đánh răng:
– Thay đổi kem đánh răng sang loại có mùi vị thơm dịu, dễ chịu hơn.
– Không lấy quá nhiều kem đánh răng trong một lần đánh.
– Chọn mua loại bàn chải mềm và phù hợp với cấu trúc khoang miệng.
– Không đưa bàn chải đi sâu vào vùng hầu họng.
– Hạn chế sử dụng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá…
– Trong quá trình đánh răng nên thả lỏng các cơ vùng miệng, tránh há miệng quá to khi đánh răng.
Ngoài ra, để khắc phục tình trạng buồn nôn khi đánh răng thì bạn nên thở bằng mũi trong khi đánh răng. Đồng thời, hãy đánh mặt ngoài răng hàm dưới trước và đánh thật chậm, rồi dần dần mới di chuyển lên những mặt răng khác.