Rao Vặt Tổng Hợp

7 sai lầm khởi nghiệp khiến Qhojo sập tiệm (phần 1)

Ngày này hai năm trước, tôi bỏ việc.

Tôi bỏ việc vì nhiều lý do, nhưng đa phần là do tôi muốn tự tìm hướng đi và xây dựng công ty riêng. Nhưng mọi thứ không như tôi dự tính; kết quả là tôi phải đóng cửa cửa hàng của mình 1 năm sau đó. Bài viết này chỉ ra những sai lầm tôi đã mắc phải.

Qhojo là gì?

Tôi bắt đầu xây dựng một thị trường đồng đẳng P2P (Peer-to-peer) có tên gọi là Qhojo (phát âm là ko-jo, buồn thay, nghe như một điềm báo). Ở Qhojo, nhà thiết kế video, nhiếp ảnh gia và những người làm công việc sáng tạo có thể mượn và cho mượn các thiết bị lẫn nhau. Nó giống như dịch vụ AirBnB dành cho máy ảnh và thiết bị video vậy. Tôi mất 3 tháng để xây dựng phiên bản đầu tiên và 3 tháng tiếp theo để có phiên bản thứ hai. Vào thời điểm đóng cửa, chúng tôi có khoảng 250 người dùng và hỗ trợ kha khá các giao dịch.

Những sai lầm “chết người” 

1. Không phát triển khách hàng:

Khảo sát khách hàng ư? Không. Nói chuyện với cộng đồng sáng tạo ư? Không. Lý thuyết của Steve Blank về startup ư? Kệ. Mấy thứ đó chỉ dành cho bọn nhóc không biết lập trình thôi. Chúng tôi không cần những lời khuyên nghe “buồn ngủ” như thế. Tại sao ư? Vì tôi là một kỹ sư và tôi chỉ muốn xây dựng, xây dựng và xây dựng thôi. Và chính cái suy nghĩ ấy khiến bạn dập tắt (1) giải pháp cho những vấn đề còn chẳng tồn tại hoặc (2) giải pháp tồi cho những vấn đề thức thời (trường hợp của Qhojo). Đáng ra chúng tôi phải bỏ cái bàn phím qua một bên và đi nói chuyện với mọi người.

2. Cái tên ngớ ngẩn:

Không thể đếm được số lần người ta hỏi tôi Qhojo viết với chữ “c” hay chữ “k”. Một cái tên cực kỳ khó đánh vần và tệ hơn, sau khi nghe thì khó có thể nhắc lại được. Điều này khiến những buổi gặp mặt giữa thành viên và việc tìm kiếm tại nhà gặp nhiều khó khăn. Nhân tiện, với những ai tò mò, cái tên này lấy cảm hứng từ một từ hindi “Khojo”, có nghĩa là “tìm kiếm”. Dù chúng tôi mất điểm ở phần đánh vần, nhưng ý nghĩa thì khá hay đấy chứ.

3. Tỷ lệ giữa rủi ro – lợi ích cao:

Giá một sản phẩm trên Qhojo trung bình khoảng 2000 đô. Thông thường, giá cho thuê thiết bị A/V là khoảng 1% giá bán, tương đương khoảng 20 đô một ngày. Thời gian thuê trung bình 3 ngày và tỷ lệ hoa hồng là 10%.

Người sở hữu thiết bị phải đăng thiết bị đó lên, sau khi chấp nhận yêu cầu thuê, họ sắp xếp một buổi gặp mặt để chuyển thiêt bị cho người thuê, một buổi để nhận lại thiết bị đó, kiểm tra thiết bị có còn hoạt động không.

Có đáng để người cho thuê làm đủ thứ việc như thế để nhận ($20*3)-($20*3*0.1) = $54 hay không? Quan trọng hơn, 54 đô đó có đủ để bù đắp rủi ro về hỏng hóc, bên trong lẫn bên ngoài, của thiết bị hay không?

4. Quá chú trọng mặt kỹ thuật:

Chúng tôi đã tập trung tạo ra sản phẩm tiết kiệm và tinh gọn nhất. Chúng tôi tự động hóa phần nào có thể và ít chú trọng làm ra phần code dễ chỉnh sửa bằng việc tái cấu trúc mã nguồn định kỳ.

Thật phí phạm thời giờ.

Đáng lẽ chúng tôi nên xây dựng giới hạn nhất định và rồi duy trì các giao dịch thủ công thông qua phần phụ trợ nếu cần thiết. Mặc kệ mấy cái hình thức. Hoạt động trong ngành mà các giả thuyết cần được chứng minh, ấy vậy mà chúng tôi làm ăn như thế, và nhận kết cục thê thảm.

Nói rộng ra một chút thì sai lầm này liên quan đến việc các kỹ sư được đào tạo theo quy chuẩn tại trường học và qua công việc. Ở trường, kỹ sư được dạy phải xây dựng những giải pháp hiệu quả và nhã nhặn. Còn sau này, các mã được xem xét theo từng trường hợp. Dù cuối cùng tôi cũng thoải mái hơn với cách tiếp cận nhanh chóng dù bừa bộn, ban đầu, điều này thực sự khó khăn. Thật thú vị là tôi không thấy những lỗi sai tương tự với những kỹ sư không qua đào tạo bài bản khi bắt đầu xây dựng công ty của họ.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button