Rao Vặt Tổng Hợp

16 điểm cần nằm lòng khiến lý lịch của bạn bị loại từ vòng gửi xe

Thành công bắt đầu từ bản sơ yếu lý lịch, vậy nên đừng để sơ yếu lý lịch hạ gục bạn ngay từ vòng đầu tiên.

Dù là sinh viên Đại học, tân cử nhân hay đang tìm việc thì ít nhất một lần bạn phải đặt bút viết lý lịch. Viết sơ yếu lý lịch là việc gian nan với nhiều người- ngay cả những cây bút nhà nghề còn bị làm khó. Sơ yếu lý lịch phải hoàn hảo vì nó đặt dấu mốc mở đầu cho sự nghiệp của chúng ta. Thế mà người ta vẫn vướng phải hàng tá lỗi khi đặt bút viết sơ yếu lý lịch.

Hãy cùng xem qua 16 điểm cần chú ý khi viết sơ yếu lý lịch để tránh bị loại từ vòng gửi xe nhé!

1. Ngắn gọn, súc tích

Đồng ý là bạn tích lũy cho mình nhiều thành tích từ thời trung học đến khi rời ghế giảng đường. Bạn muốn thể hiện chúng cho nhà tuyển dụng xem và kỳ vọng họ đọc kỹ từng chữ trong bản sơ yếu lý lịch, vậy là bạn lầm to rồi!

Các nhà tuyển dụng tuyên bố rằng họ muốn xem tờ lý lịch vỏn vẹn trong một trang. Trung bình, người quản lý không tốn đến 1 phút để nhìn lướt qua lý lịch của bạn. Cho nên, hãy ưu tiên những thông tin phù hợp nhất và thể hiện chúng trong một trang giấy.

2. Tránh lạm dụng từ ngữ

Chúng ta có xu hướng lạm dụng từ và lặp từ khi viết. Điều này làm giảm sức hút của bản lý lịch, đồng thời khiến người đọc khó chịu. Đôi khi tờ lý lịch chỉ chứa một khối thông tin mập mờ, không rõ ràng.

Sơ yếu lý lịch của bạn phải độc đáo nhằm thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Hãy nhớ sử dụng các từ ngữ và cụm từ đánh đúng vào trọng tâm, chủ đề.

3. Ngữ pháp làm tăng sức thuyết phục

Không nên viết sơ yếu lý lịch bằng vốn tiếng Anh nghèo nàn, dùng sai từ, phạm lỗi chính tả hay dấu câu. Chính những lỗi vụn vặt mà bạn bỏ qua sẽ giết chết bản lý lịch. Thử nghĩ đến một tờ lý lịch đầy những dấu đỏ trên đó mà xem. Nếu không tự tin vào kỹ năng viết của mình thì tốt hơn hết, bạn hãy nhờ một người giỏi biên tập giúp bạn.

4. Đừng ngụy tạo chính mình

Đừng bao giờ khai khống về bản thân hay thành tích đạt được. Nhớ rằng thật thà là thượng sách. Một số chi tiết hoàn hảo đến khó tin sẽ làm lộ thân phận ngay.

Sau này khi làm việc, nhiều khi bạn sẽ để lộ những điều mà bạn giả dối trong sơ yếu lý lịch. Cho nên đừng cố tìm cách giả mạo chúng, hãy trung thực về chính mình.

16 điểm cần nằm lòng khiến lý lịch của bạn bị loại từ vòng gửi xe 3

5. Tuân theo định dạng phù hợp.

Một trong những điều quan trọng nhiều người thường xem nhẹ đó là hình thức của một văn bản chính thức. Định dạng và hình thức sơ yếu lý lịch cũng quan trọng không kém. Lý lịch của bạn nên  tương thích với tất cả máy tính.

Cũng vì thế mà nhiều người chuộng sử dụng định dạng PDF cho CV bởi định dạng PDF hiển thị giống nhau trên tất cả máy tính. Hơn nữa, nhớ là không dùng nhiều phông chữ, màu sắc hay biểu đồ khác nhau và nên làm gọn chúng lại cho dễ đọc.

6. Trình bày mục tiêu nghề nghiệp

Nếu biết rõ mục tiêu của mình thì hãy đặt bút viết. Chuyện này chỉ hiệu quả trong trường hợp bạn thay đổi lĩnh vực, bởi vì câu này đóng vai trò như một nội dung tóm tắt sơ yếu lý lịch. Nếu viết rằng mình cần một công việc, như thế chỉ tổ phí thời gian. Hay nói cụ thể hơn, nếu bạn viết mục tiêu là bạn cần có một công việc thì điều đó sẽ không đọng lại ấn tượng gì trong mắt nhà tuyển dụng cả.

7. Kinh nghiệm làm việc

Nếu bạn ứng tuyển vị trí đầu bếp thì không cần đề cập chuyện từng có kinh nghiệm làm kế toán chi nữa. Không nên đưa vào những kinh nghiệm không liên quan như thế.

8. Vấn đề riêng tư và sở thích cá nhân

Tình trạng hôn nhân và tôn giáo: Sơ yếu lý lịch chứ không phải tiểu sử cá nhân trên Facebook. Trước đây, những thông tin đó có thể rất quan trọng, nhưng rõ ràng hiện tại thì không, mà như thế cũng tốt.

Thực sự nếu nhà tuyển dụng yêu cầu bạn cung cấp thông tin nêu trên hay thông tin đại loại như số chứng minh thư, thì hành vi đó là vi phạm pháp luật. Bạn cũng không cần tốn giấy mực để kể về sở thích cá nhân không liên quan đến vị trí ứng tuyển. Đây là sai lầm chung mà nhiều người mắc phải.

9. Quá nhiều nội dung

Nếu bạn có quá nhiều thứ cần kể cho sếp tương lai nghe thì có thể để dành chúng cho vòng phỏng vấn vì lúc đó các nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú nghe bạn nói. Đừng bê mớ thông tin  tràn lan (trên trời dưới đất) vào bản sơ yếu lý lịch mà hãy viết ngắn, súc tích hết sức có thể. Hơn nữa, nếu bạn căn lề 0,5 inch mà dùng cỡ chữ 8 pt thì không ổn tí nào.

10. Người xác nhận

Nếu nhà tuyển dụng muốn trao đổi với sếp cũ của bạn thì họ sẽ báo cho bạn biết. Vậy nên hãy giữ mối quan hệ tốt với sếp cũ vì biết đâu sau này bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ họ.

16 điểm cần nằm lòng khiến lý lịch của bạn bị loại từ vòng gửi xe 4

11. Địa chỉ email

Luôn dùng địa chỉ email thể hiện sự chuyên nghiệp. Tránh chọn những địa chỉ email vừa nghe đã thấy chẳng có tí chuyên nghiệp gì, chẳng hạn như [email protected]. Việc sở hữu một địa chỉ email chuyên nghiệp rất quan trọng trong công việc. Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự chuyên nghiệp của bạn ngay từ điểm này.

12. Địa chỉ liên lạc hiện tại

Đừng cẩu thả và đưa thông tin liên lạc sai. Đây cũng là một sai lầm khác mà khá nhiều người vướng phải khi viết lý lịch. Nếu muốn bản thân bị loại ngay từ cái nhìn đầu tiên thì cứ cố chấp viết sai như thế.

13. Các liên kết trên các phương tiện truyền thông xã hội

Nếu không ứng tuyển vào vị trí chuyên gia phân tích truyền thông xã hội, thiết kế đồ họa hay bất kỳ vị trí nào yêu cầu lý lịch trên mạng xã hội thì đừng dẫn tài khoản Facebook hay Instagram. Sẽ có vài chuyện sếp của bạn không muốn biết nhưng bạn đã vô tình đề cập chúng rồi.

Không ai lại muốn công ty và ban nhân sự  biết và tìm ra liên kết truyền thông xã hội của những ứng viên triển vọng. Vì thế hãy chắc rằng bạn không phơi bày thông tin xấu ảnh hưởng đến liên kết truyền thông xà hội nhất là khi đang đi xin việc.

14. Thông tin tiền lương

Nếu bạn từng làm vài việc khi còn là sinh viên và dự định ghi thêm số tiền được trả vào lý lịch thì hãy dừng ngay chuyện đó lại. Hãy nhớ chuyện lương thưởng nên để sau. Nhà tuyển dụng không lựa chọn những ứng viên chỉ chăm chăm đến mỗi tiền lương. Sơ yếu lý lịch là chỗ cho bạn thể hiện những kĩ năng chuyên nghiệp và nêu lên lý do vì sao bạn lại là người phù hợp nhất với vị trí ứng tuyển. Nókhông phải là nởi để bàn chuyện bạn nên được trả lương bao nhiêu.

15. Phông chữ và các vấn đề khác

Nếu bạn chọn phông chữ vì thấy thích thì hãy quên chuyện vào vòng trong đi. Những phông chữ kém chuyên nghiệp sẽ bị loại thẳng tay cho dù bạn có năng lực đến đâu đi chăng nữa. Kể cả việc ứng tuyển vào vị trí thiên về sáng tạo cũng không có nghĩa là bạn nên chọn những phông chữ khó đọc.

Ta cũng nên tránh sử dụng những phông chữ như Times New Roman, thay vào đó hãy chọn những phông chữ không gạch chân chuẩn như Arial. Mục đích cuối cùng của bạn là thể hiện kĩ năng của mình: vừa đẹp vừa trang nhã.  

16. Lý do bạn nghỉ công việc trước đó

Nếu bạn cân nhắc thêm điều này vào lý lịch thì có vẻ không ổn lắm. Hãy loại nó ra khỏi tờ lý lịch có độ dài một trang giấy. Thông thường khi được phỏng vấn thì bạn mới phải trả lời vấn đề này.

Nhiều ứng cử viên nhầm chuyện trình bày lý do xin nghỉ việc trước đó sẽ giúp họ được chọn nhưng điều đó thì không đúng. Hãy để nhà tuyển dụng tìm hiểu lý do thay bạn.

Ngoài những điều đã nêu, các lỗi ngớ ngẩn khác có thể kể đến như  đề cập điểm trung bình học tập- điểm số chẳng nói lên điều gì cả. Hơn nữa cũng đừng chèn hình ảnh, ý kiến cá nhân và những kinh nghiệm tích lũy được trong thời gian ngắn vào trong sơ yếu lý lịch bởi vì biết đâu chúng chính là điểm trừ khiến bạn không được chọn. Một tờ lý lịch ngắn gọn, đơn giản thì vẫn tốt hơn.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button