6 trường hợp áp dụng bán hàng nhanh thay cho điều tra thị trường
Tôi biết rằng nhiều nhà khởi nghiệp phải trải qua việc bị khai tử sớm do áp dụng chiến lược xâm nhập thị trường chớp nhoáng “bắn trước khi ngắm”. Nhưng tôi cũng tin rằng có rất nhiều người khác đã được lợi từ chiến lược này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu khởi nghiệp.
Nếu sản phẩm của bạn cực kì tân tiến và tốc độ đưa ra thị trường là điều cấp thiết thì dù gì đi nữa bạn cũng sẽ không thể nào thành công ngay lần đầu tiên, bất kể bạn đã lên kế hoạch cẩn trọng đến thế nào đi nữa.
Phương pháp tiếp cận thị trường truyền thống ‘ngắm xong rồi bắn’’ có hiệu quả nhất trong một thị trường ổn định, khi mà các chiến lược của bạn là thêm các tính năng và giá trị vào mặt hàng cạnh tranh, hoặc nhắm vào những phần dịch vụ còn trống của thị trường. Đó là những môi trường mà bạn phải hoạch định kỹ chiến lược để đảm bảo tương lai ổn định trước khi tung ra sản phẩm.
Nhưng những gì ông Lonnie L. Sciambi đã nói trong quyển sách tiêu biểu của ông, ‘’Bí quyết thành công trong kinh doanh.’’ nhắc nhở tôi rằng sự chết yểu sẽ xảy ra ngay cả với một kế hoạch ‘’ngắm xong rồi bắn’ tốt. Việc này thường do tính thiếu kiên nhẫn – vốn không phải một đức tính đặc trưng của một nhà khởi nghiệp gây nên. Nó cũng xảy ra do sự phản ứng quá mức trước sự biến đổi bất ngờ của thị trường, do nhập hàng vào phút cuối hoặc sức ép tài chính.
Thậm chí nếu một kế hoạch tốt có vẻ khả thi, tôi tin rằng có rất nhiều trường hợp mà chiến lược tiếp cận ‘’bắn trước khi ngắm’’ là biện pháp thay thế tốt nhất, mặc dù nó có thể phản trực giác vì người ta ‘’khai hỏa’’ ngay cả khi chưa ngắm một cách chính xác. Dưới đây là những lý lẽ thuyết phục làm thay đổi nhận thức:
- Các kỹ sư có khả năng vô hạn để thêm những tính năng mới. Nhiều ý tưởng xuất sắc không bao giờ được thực hiện, đơn giản vì sản phẩm hay dịch vụ dựa trên nó chưa bao giờ được ‘’hoàn thiện’’ cả. Nhiều nhà khởi nghiệp không tin vào cách tiếp cận ‘’Hàng hóa khả thi tối thiểu’’ (Minimum viable product – MVP) và họ cứ nghĩ rằng họ cần phải có một tầm nhìn hoàn hảo trước khi tung ra sản phẩm đó.
- Doanh nhân bị lầm lẫn giữa tính khẩn cấp và tính nguy cấp. Sự khẩn cấp bắt nguồn từ những mục tiêu bên ngoài để lấy lại thị trường một cách nhanh chóng, trong khi đó việc xoay sở tình huống khẩn cấp lại là một chiến lược phản ứng từ bên trong để giải thoát chúng ta khỏi những khủng hoảng hằng ngày. Bạn sẽ rất dễ bận rộn với chuyện nhắm bắn, vậy nên việc ‘’sẵn sàng khai hỏa’’ có thể giúp bạn tiến lên, nhưng nó cũng có thể gây ra những tình huống nguy cấp tiếp theo.
- Việc lấy thông tin phù hợp từ thị trường là không hề khả thi cho bất kì kế hoạch nào. Vì các sản phẩm tân tiến đều thuộc về ‘’văn hóa tiến nhanh’’, các nhà khởi nghiệp không thể dựa vào các báo cáo về thị trường truyền thống hay chuyên gia tư vấn để lấy thông tin nhằm xây dựng một kế hoạch. Sau khi ‘’khai hỏa’’ một lần, bạn sẽ có một số thông tin thực tế giúp điều chỉnh đích ngắm sau này.
- Thị trường mục tiêu luôn biến đổi khôn lường. Việc tiếp thị vốn đã là quá trình thử và sai trong những môi trường mới lạ. Chiến lược ‘bắn trước khi ngắm’’ sẽ có hiệu quả nhất ở đây, nhưng phải được thực hiện chung với một kế hoạch học hỏi thông qua những thiếu sót và phản hồi hơn là cứ bắn bừa vào bóng tối. Hãy sẵn sàng cho những sai lầm và biến chuyển.
- Việc hoạch định chắc chắn mất quá nhiều thời gian. Qúa nhiều doanh nhân bị kiềm hãm bởi việc hoạch định, suy nghĩ và không bao giờ tiến đến việc thực hiện. Nó dẫn đến một hội chứng đáng sợ gọi là sự tê liệt phân tích (tức: sẵn sàng – nhắm – nhắm – nhắm – nhắm…). Nếu họ không khai hỏa trước khi nhắm, có thể họ sẽ không bao giờ hành động.
- Chi phí của một chu trình kế hoạch đắt hơn chi phí lặp lại hành động. Bắt đầu với một kế hoạch chiến lược bao gồm chu trình tung ra sản phẩm lặp đi lặp lại, với một số nhỏ sản phẩm khả thi để tập trung vào một lĩnh vực giới hạn, và thế là giá của việc thực hiện sẽ thấp. Điều đó hạn chế phạm vi kế hoạch của bạn, khiến cho nó dễ tính toán và buộc bạn phải hoạch địch cho sự thay đổi tới.
Tom Peters và Bob Waterman (‘’Kiếm tìm sự hoàn hảo’’) là người đầu tiên nghĩ ra chiến lược ‘bắn rồi mới ngắm’’ tung ra thị trường. Tôi thích nó trong nhiều trường hợp, vì nó định hướng được các bước tiến, giúp cho việc hiện đại hóa và giảm thời gian cũng như chi phí phát triển sản phẩm, hướng hàng hóa và doanh nghiệp theo nhu cầu khách hàng hơn là tập trung vào công nghệ.
Dĩ nhiên, nếu bạn khai hỏa mà không nhắm bắn, bạn sẽ luôn có nguy cơ tự bắn vào bàn chân của mình. Tôi đã thấy qua rất nhiều doanh nghiệp vội vã ‘’nạp đạn’’ chỉ để tự bắn vào chân mình. Biến việc kinh doanh của bạn thành trò chơi cò quay Nga không phải là cách để thành công. Nếu bạn không thể lập kế hoạch cho những gì phía trước, chí ít hãy lập kế hoạch từ những sai lầm của mình.
Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.
Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.