Rao Vặt Tổng Hợp

Bí quyết marketing: Từ con số 0 đến điểm tới hạn

Tôi đã vài lần nghe qua các bài diễn văn, trong đó các nhà doanh nghiệp phác thảo kế hoạch marketing cho việc kinh doanh của mình với rất nhều công việc phức tạp, nhưng cuối cùng họ đều đi đến thời khắc quyết định (điểm tới hạn – critical mass), khi mà điều kì diệu bất ngờ xảy ra và mọi thứ đi vào guồng hoạt động trơn tru. Điều mà những cuộc thảo luận này thường không đề cập đến là định nghĩa của thời điểm quyết định thực chất là gì? Làm sao bạn biết nó ở đâu và làm sao bạn biết được mình đã đạt đến điểm đó hay chưa?

Thế nào là đạt đến điểm tới hạn?

Để trả lời những câu hỏi bên trên, hãy quay lại với định nghĩa ban đầu của “điểm tới hạn” trong vật lý:

Khối lượng nhỏ nhất của nguyên liệu có thể phân chia (fissionable material) sẽ duy trì phản ứng dây chuyền hạt nhân ở mức không đổi.

Vậy thế nào là nguyên liệu có thể phân chia? Chuỗi phản ứng xảy ra như thế nào trong hệ thống các sự hiện diện trên mạng của một thương hiệu (trang web, mạng xã hội, blog…)? Hãy xem xét điều này trong hai tình huống riêng biệt – thu nạp và xoay vòng khách hàng.

  1. Thu nạp người sử dụng

Một cách để giải thích cho điều này đó là: trước tiên, trang web của bạn gặp khó khăn trong việc thu nạp người sử dụng cho đến khi bạn đạt đến một mức điểm cân bằng trên phương diện tổng lượng người dùng cơ sở. Sau đó, trang của bạn bất ngờ được lan truyền và bạn bắt đầu thu hút một lượng lớn người dùng truy cập. Để cụ thể hóa ý tưởng này, bạn có thể tưởng tượng mọi thứ xảy ra theo trình tự dưới đây:

  • Đầu tiên, bạn thu nhận người dùng thông qua các quảng cáo và chương trình PR, và yếu tố lan truyền < 1.
  • Khi web của bạn phát triển, ảnh hưởng từ hiệu ứng truyền miệng (bloggers, bạn bè, v.v…) giúp web của bạn được biết đến nhiều hơn.
  • Việc nhận dạng thương hiệu sẽ làm tăng tỉ lệ chuyển đổi, do đó tăng tỉ lệ phần trăm các thành phần làm nên yếu tố lan truyền, làm tăng yếu tố này lên mức > 1.

Dù tôi không tin đó là những gì đa số mọi người nghĩ nhưng đó vẫn là một cách để nhìn nhận. Họ thường cho rằng, trang web của họ không hữu ích cho đến khi có một lượng người dùng chắc chắn và khi bạn đi qua điểm tới hạn thì trang web của bạn sẽ có nhiều tương tác hơn. Vậy nên, hãy nói về điều này trong môi trường tương tác:

Sự tương tác

Như đã thảo luận ở trên, có ý kiến cho rằng đối với một trang web có nội dung do người dùng tạo ra, bạn có một vấn đề trong khâu khởi động ban đầu. Nếu web của bạn là YouTube nhưng không có nội dung thì sẽ không có người dùng nào tương tác. Tuy nhiên, nếu bạn không có người dùng, bạn không có ai để tải lên nội dung. Vì vậy, bạn cần phải vượt qua mức tối thiểu này cho đến khi bạn vượt qua một ngưỡng – đó là điểm tới hạn. Để cụ thể hóa ý tưởng này, dưới đây là quan điểm về việc xoay vòng người sử dụng:

  • Thời gian đầu, bạn đang thu hút người dùng thông qua PR hoặc quảng cáo, nhưng tất cả người dùng của bạn đều không quay lại trang web.
  • Tuy nhiên, mỗi người dùng đều có cơ hội tạo ra nội dung (hồ sơ/ảnh/video/v.v…).
  • Dần dần người dùng mới đã có đủ nội dung để sử dụng nên họ ở lại với trang web. Có thể họ nhắn tin cho người dùng cũ – những người sẽ quay trở lại trang web.
  • Một khi bạn đã đạt đến điểm tới hạn về số người dùng thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đã có đủ lượng hoạt động cần thiết để thu hút người dùng quay lại.

Theo quan điểm này, bạn có thể hình dung rằng, người dùng thực sự đã trải qua rất nhiều giai đoạn – ban đầu, họ có một trải nghiệm thụ động làm họ bị lôi kéo quay lại trang web bởi các thông báo như lời mời kết bạn, tin nhắn,… Và có thể trang web của bạn chưa bao giờ vượt qua được giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn đã thu hút đủ lượng người dùng, người dùng mới sẽ kéo người dùng cũ quay lại cho đến khi họ bắt đầu sử dụng trang web thường xuyên.

Bí quyết marketing: Từ con số 0 đến điểm tới hạn 3

  1. Trang web của bạn phụ thuộc vào quy mô mạng ra sao?

Tuy nhiên, các cuộc thảo luận ở trên cũng quên rằng người dùng muốn xem các thể loại nội dung khác nhau tùy thuộc vào cách mà họ nhận định về trang web. Ví dụ, các kịch bản sau đây có thể là các trạng thái THẤT BẠI, ngay cả khi nhìn bề ngoài chúng trông rất ổn:

  • Một triệu người dùng bao gồm 100 người lạ ở 10.000 địa điểm khác nhau.
  • Một triệu người dùng tạo ra một triệu diễn đàn khác nhau nhưng không có lượt ghé thăm nào.

Lý do là các kịch bản trên mô tả sự thiếu liên kết, không có khả năng đạt đến điểm tới hạn. Điều này cho thấy có rất nhiều quy mô mạng khác nhau, phản ánh các thiết kế sản phẩm khác nhau. Bao gồm:

  • Mạng lưới “bạn bè thật”
  • Mạng lưới bạn bè online có họat động hay sở thích chung (WoW, anime,…)
  • Mạng lưới những người ở cùng một địa phương

Cần phải suy nghĩ cẩn thận xem sản phẩm của bạn thực sự nên xây dựng theo mạng lưới nào. Điều phổ biến là các công ty chủ yếu nhằm vào những người bạn online thuần túy để xây dựng các tính năng có ý nghĩa cho những người bạn thực sự quen biết nhau ngoài đời thật.

Tương tự vậy, ngay bên trong một số mạng, việc xem xét mức độ tương thích là điều vô cùng quan trọng. Bạn có thể tranh luận rằng, có một khái niệm về “nhóm mạng tối thiểu” đại diện cho một nhóm có số lượng bạn bè ít nhất trong một mạng thích hợp nhưng một công cụ giao tiếp xã hội vẫn trở nên hữu ích. Khái niệm này khá thú vị bởi vì có một số ứng dụng không cần nhiều bạn để tương tác, trong khi một số ứng dụng khác lại cần nhiều hơn:

  • Skype: tối thiểu 2
  • Danh sách mail: tối thiểu 4-5
  • Forum: tối thiểu 10
  • Mạng xã hội: 10? 15? 20?
  • ….

Vì vậy, tôi khuyến khích những ai muốn xây dựng một mạng xã hội cần thực sự xem xét loại mạng mà họ đang xây dựng và họ cần bao nhiêu người ở cấp độ lân cận. Một khi bạn hiểu ra điều đó thì mục tiêu tiếp theo là tập hợp những nhóm nhỏ thành một nhóm lớn hơn. Thực chất đây là điều mà Facebook đã thực hiện – bằng cách hiểu rõ làm thế nào để thống trị một không gian nhỏ hơn như trường đại học, họ có thể tập hợp nhiều không gian nhỏ thành một quần thể lớn hơn.

Bí quyết marketing: Từ con số 0 đến điểm tới hạn 4

  1. Điều chỉnh việc thu nạp người dùng theo các mục tiêu xây dựng mạng lưới

Như nhiều người đã quan sát, các công ty khởi nghiệp địa phương đã có những khoảng thời gian vô cùng khó khăn, ngoại trừ Yelp. Ở Seattle, quê hương tôi, Judy’s Book đã kiếm được rất nhiều tiền nhưng rồi đóng cửa nhanh chóng bởi vì rất khó để thu hút khách hàng.

Lí do tất nhiên là mạng lưới khu vực là một mạng lưới khá cụ thể – có vô vàn mạng lưới như thế – thêm vào đó, nhóm mạng tối thiểu khá lớn. Bạn cần rất nhiều dạng người trên trang web, xem xét lại mọi thứ trên trang web trước khi bạn đạt đến mức phần trăm hợp lý bao quát để đánh giá.

Tương tự như vậy, nếu bạn đang nhập danh bạ một cách mù quáng để phát triển cơ sở người dùng nhưng không nhắm tới nên đưa người sử dụng nào vào vòng lặp lan truyền, vậy kết quả cuối cùng bạn có thể thu nạp là một nhóm những người dùng ở Thổ Nhĩ Kỳ hoặc bất kì nơi nào trên thế giới. Nhưng có lẽ đó không phải những gì bạn mong muốn.

 Vậy tóm lại là:

  • Điểm tới hạn được xác định bởi loại mạng mà sản phẩm mạng xã hội của bạn hoạt động dựa trên, và số người dùng mà bạn cần trên mạng đó trước khi sản phẩm trở nên hữu dụng.
  • Do đó, điểm tới hạn là một cuộc thảo luận cho riêng từng sản phẩm – không có công thức nào áp dụng chung cho tất cả.
  • Tương tự như vậy, những người sử dụng sản phẩm của bạn sẽ trải qua một chuỗi các giai đoạn, từ việc sử dụng bị động khi không có đủ nội dung để tiêu thụ đến lúc mọi người đều rất tích cực và tự mình tạo ra nội dung. Điểm ngưỡng giữa các giai đoạn là một quan sát mang tính cục bộ của điểm tới hạn.
  • Những trang web có ích cho việc tìm “bạn online” và không yêu cầu có quá nhiều người là những trang dễ phát triển nhất (nhưng cũng có một số vấn đề khác, chẳng hạn như thị trường của chúng quá nhỏ).
  • Những trang web chỉ hữu ích cho những người là “bạn ngoài đời thực” với nhau (trang web đánh giá địa phương là một ví dụ) rất khó để thành công, nhưng vô cùng hữu ích nếu bạn có thể lôi kéo người sử dụng.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button