Rao Vặt Tổng Hợp

Bí quyết cần nằm lòng để trở thành nhà lãnh đạo kiệt xuất, lỗi lạc

Bạn là một người sống nội tâm? Bạn không phải là hoạt náo viên? Bạn chưa từng đủ tự tin tham gia các cuộc thi tài năng nào? Bạn chắc rằng nếu có tham gia đi chăng nữa, bạn sẽ chẳng bao giờ chiến thắng. Rõ ràng, bạn không phù hợp để trở thành nhà lãnh đạo. Tôi nói vậy có đúng không?

 Điều này còn phụ thuộc. Có thể tin vào hình mẫu của các nhà lãnh đạo trong các bộ phim truyền hình, các chương trình TV, sách báo và trong các lớp học hay không, câu trả lời có thể là có.

Sau đó, dựa trên chân dung điển hình của một nhà lãnh đạo, nếu bạn không phải là những người hoạt bát, lanh lợi, đầy quyền lực, thẳng thắn và lôi cuốn, thì liệu bạn có trở thành một lãnh đạo thực thụ được hay không? Và làm thế nào để một người không thừa hưởng những phẩm chất này trở thành một nhà lãnh đạo tài năng?

Cách để tự khám phá phẩm chất của một nhà lãnh đạo.

Sau đây là sự thật. Để trở thành một nhà lãnh đạo, bạn không nhất thiết phải thừa hưởng những phẩm chất của một nhà lãnh đạo khuôn mẫu. Đó là do bạn có phẩm chất lãnh đạo bẩm sinh.

Bạn cần phải khám phá ra những phẩm chất đó là gì, và cách để phát huy chúng. Hãy cố gắng trả lời những câu hỏi sau đây và bạn có thể tự khám phá những phẩm chất luôn hiện diện bên trong bạn.

  1. Bạn sẵn sàng đến sớm và về muộn không?

Bạn được bảo rằng một nhà lãnh đạo tốt luôn thể hiện sự uy nghiêm của mình bằng việc chỉ thị nhân viên hoàn thành tốt công việc. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn trái ngược.

Một nhà lãnh đạo thực thụ luôn được nhân viên yêu quý, kính trọng khi họ  lãnh đạo bằng gương mẫu. Có nghĩa bạn sẵn lòng thực hiện cùng công việc như các thành viên trong đội.

Nếu bạn sẵn sàng tăng ca như đồng nghiệp, bạn đã hình thành một khả năng lãnh đạo.

  1. Bạn sẵn sàng tình nguyện giúp đỡ khi đồng nghiệp cần không?

Thủ lĩnh thật sự có nên giữ thái độ vững chắc như mong đợi không?

Các nhà lãnh đạo không nên yêu cầu thành viên trong nhóm phải vượt qua những khó khăn, trắc trở và cống hiến hết mình phải không? Điều này không công bằng phải không?

Bạn nghĩ rằng mong muốn giúp đỡ người khác là một điểm yếu. Nhưng điều này hoàn toàn không đúng. Khi bạn dốc lòng giúp đỡ ai đó, bạn sẽ không xem đó là bị lợi dụng. Bạn sẽ không xem đó là sự vô trách nhiệm.

“Với tư cách là lãnh đạo, khả năng để chấp nhận và sẵn sàng giúp đỡ là vô giá.”

Làm những điều như thế, bạn đang đưa ra thông điệp rằng mỗi thành viên trong nhóm đều quan trọng, và thật tốt vì đó là tấm gương hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả.

  1. Mỗi thành viên trong nhóm đều có giá trị có quan trọng với bạn hay không?

 Nhà lãnh đạo tài năng luôn có định hướng thực hiện nhiệm vụ.

Nhà lãnh đạo ưu tú luôn có định hướng, nhưng họ luôn cân bằng giữa điều đó với sự quan tâm chân thành vì sự nghiệp phát triển và thành công của mỗi thành viên trong nhóm.

Nếu khả năng bẩm sinh của bạn là việc cố gắng, giúp đỡ các thành viên trong nhóm khám phá ra tài năng tiềm ẩn của họ, và để họ biết rằng họ có thể đóng góp cho công việc như thế nào và tại đâu. Đó là tín hiệu tốt cho biết bạn có khả năng lãnh đạo và thúc đẩy tinh thần nhiệt huyết.

  1. Bạn sẵn sàng ủng hộ ý tưởng mà bạn tán thành với đồng nghiệp không?

 Thỉnh thoảng, điều tốt nhất mà một nhà lãnh đạo có thể làm là sự ủng hộ chân thành dành cho cả ý tưởng mà họ, hay những thành viên trong nhóm tin sẽ thành công.

Nếu bạn có khả năng, và bạn sẵn sàng để làm điều này, bạn luôn luôn là một nhà lãnh đạo tài ba.

Nếu mọi người biết bạn sẵn sàng ủng hộ và bảo vệ sở thích, đam mê của họ, họ sẽ nguyện trung thành tuân theo những chỉ thị của bạn, một lòng muốn được bạn dẫn dắt và luôn tin vào khả năng lãnh đạo của bạn.

  1. Bạn có khát khao tìm kiếm sự đồng lòng hơn là chiến thắng hay không?

 Có một quan niệm sai lầm phổ biến cho rằng một lãnh đạo giỏi luôn luôn tìm kiếm chiến thắng trong các mâu thuẫn và xung đột. Điều này không đúng.

“Các nhà lãnh đạo thành công đều thừa nhận rằng chiến thắng các trận đấu đều làm họ cảm thấy đau lòng và bực bội.”

Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nhiệt huyết và các mối quan hệ trong tương lai với đồng nghiệp những người thua trong trận đấu.

Nếu phẩm chất của bạn là tìm ra những mối tương đồng và cách giải quyết thỏa đáng – điều đó sẽ có lợi cho tất cả mọi người, và làm mọi người cảm thấy phấn khởi về quyết định. Như thế là bạn đã có những phẩm chất cần thiết để trở thành một nhà lãnh đạo.

  1. Bạn có nhận ra được cái giá phải trả cho các xung đột không?

 Nhà lãnh đạo giỏi thực sự không những tìm kiếm sự thỏa hiệp và nhân nhượng trong bất kỳ cuộc tranh cãi, mà còn khéo léo để tránh xung đột lẫn nhau. Nhiều người tin rằng tránh mâu thuẫn sẽ làm những người khác sẽ xem đó là điểm yếu của bạn.

Trên thực tế, điều đó không đúng. Hãy suy nghĩ về điều này. Mọi người đều biết rằng, trong một cuộc tranh cãi, sẽ có ít nhất một người tiếp tục tranh luận để vượt qua người khác. Họ dường như không nhượng bộ bất cứ điều gì, và có thể sẽ xảy xa những cãi vã khác. Thật khó tìm thấy những loại người hay cãi vả trở thành nhà lãnh đạo, bởi vì khi họ thật sự trở thành lãnh đạo, họ thường được ví như là tên côn đồ.

Những người có tài năng thiên bẩm của một nhà lãnh đạo sẽ thông minh hơn khi biết lựa chọn những cuộc tranh luận, những đối đầu. Kết quả là khi họ quyết định giữ vững lập trường, lập trường đó sẽ được kính trọng.

  1. Bạn sẵn sàng xem trọng những đóng góp của những người khác không?

 Một nhà lãnh đạo tuyệt vời luôn tập trung vào sự phát triển của những người khác. Điều này có nghĩa rằng họ có tầm nhìn xa về sự thăng tiến và được đào tạo như là những nhà lãnh đạo, đảm bảo rằng họ rất hài lòng và tận tâm với công việc và đảm bảo rằng họ được công nhận vì những đóng góp của mình.

“Thông thường khi công việc của cả nhóm thành công, tất cả khen thưởng, tán dương đều dành cho người đứng đầu.”

Một nhà lãnh đạo tuyệt vời sẽ không để điều đó xảy ra. Họ đảm bảo rằng tất cả mọi ngườu đều nhận được lời tuyên dương có ý nghĩa vì sự đóng góp của bản thân.

Nếu bạn có ý định dành lời khen dành cho các đồng nghiệp khác, đó là dấu hiệu bạn thừa nhận tầm quan trọng của họ.

Tóm tắt

 Bạn thấy đấy, vẫn có nhiều giá trị trong nhà lãnh đạo trầm lặng và có chuyên môn cao như những nhà lãnh đạo nhiệt tình và hoạt ngôn.

Sự thật là, trong nhiều trường hợp, các nhà lãnh đạo trầm tính luôn quan tâm đến nhóm của họ, họ làm việc cần cù, chăm chỉ như mỗi cá nhân trong nhóm và sẵn sàng giữ vững lập trường – Những con người đó thường được yêu mến và kính trọng hơn các nhà lãnh đạo yêu cầu cao và khó tính.

Vì thế nếu bạn sống nội tâm, trầm lặng và cư xử điềm đạm, đừng cho rằng bạn không phù hợp để trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi. Sự thật là, những phẩm chất này có lẽ là dấu hiệu tốt cho thấy rằng kỹ năng lãnh đạo bẩm sinh của bạn mạnh hơn những gì bạn biết.

Hãy cùng chúng tôi điểm qua những câu hỏi trong bài báo này:

  1. Bạn sẵn lòng đến sớm và về muộn không?
  2. Bạn sẵn lòng giúp đỡ các thành viên của đội khi cần không?
  3. Mỗi thành viên trong nhóm đều có giá trị có quan trọng với bạn hay không?
  4. Bạn sẵn sàng ủng hộ ý tưởng mà bạn tán thành với đồng nghiệp không?
  5. Bạn có khát khao tìm kiếm sự đồng lòng hơn là chiến thắng hay không?
  6. Bạn có nhận ra được cái giá phải trả cho các xung đột không?
  7. Bạn sẵn sàng xem trọng những đóng góp của những người khác không?

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button