Rao Vặt Tổng Hợp

Chiến lược “kinh doanh chớp nhoáng” – xu hướng hay thảm họa?

Totsy, một công ty chuyên thực hiện chiến lược kinh doanh chớp nhoáng (flash sales) ở New York vừa mới sa thải 83 nhân viên. Năm ngoái, công ty này từng có đến 110 nhân viên và 4 triệu người đăng kí qua email. Tuy nhiên, hiện giờ công ty đang trong giai đoạn thanh khoản tài sản, phải thuê ngân hàng đầu tư Consensus Advisors để bán lại tài sản của công ty bao gồm danh sách thành viên và hàng tồn kho trị giá 2 triệu đô la.

Chiến lược "kinh doanh chớp nhoáng" - xu hướng hay thảm họa? 4

Theo như những tài liệu về doanh thu của tờ PandoDaily, công ty đã thu được 16,9 triệu đô la vào năm ngoái nhưng chưa thu được lợi nhuận nào từ chiến lược kinh doanh chớp nhoáng. Công ty bị lỗ 22,9 triệu đô la vào năm 2012 và được dự đoán sẽ lỗ 16,8 triệu đô la trong năm nay. Trong khi đó, 10,8 % số lượng người đăng kí qua email đã trở thành khách hàng của Totsy trong hơn 24 tháng qua. Năm 2012, con số này còn thấp hơn. (Trong bối cảnh đó, điều này không ổn. Theo tài liệu về thanh khoản tài sản, tỉ lệ chuyển đổi này của Ecomom, một công ty có tính cạnh tranh cao, là 28 %. Tuy nhiên, công ty này cũng đã đóng cửa.)

Theo một số thông tin không rõ nguồn gốc, Totsy có vẻ không nhận được nhiều đánh giá tích cực từ các blogger là các bà mẹ. Tin tức về việc công ty tiến hành cắt giảm nhân sự đã bị rò rỉ ra ngoài do thông báo của công ty Crain ở New York.

Totsy được thành lập vào năm 2009. Hồi tháng 4, Totsy đã thay thế giám đốc điều hành kiêm người sáng lập công ty Guillaume Gauthereau. Trong khi công ty cố gắng tìm nguồn vốn, các nhà đầu tư Rho Capital Partners và DFG Gotham Ventures không còn muốn đầu tư sau khi Totsy chỉ kiếm được 34 triệu đô la sau ba vòng gọi vốn. Các tài liệu về doanh thu cho thấy, các nhà đầu tư đã bí mật “bơm” thêm 11 triệu đô la vào công ty trong tháng 11/2012, chỉ ba tháng sau khi Totsy huy động được 17,6 triệu đô la ở vòng Series B.

Chiến lược "kinh doanh chớp nhoáng" - xu hướng hay thảm họa? 5

Totsy xây dựng hệ thống danh sách thành viên bằng cách mua lại thông tin và địa chỉ email thông qua hai lần sáp nhập. Vào năm 2010, công ty mua 82,000 tên người dùng từ bTrendie, một trang web chuẩn bị ngừng hoạt động. Đến tháng 1/2013, công ty đã mua thêm 2,4 triệu tên người dùng từ Mamapedia với giá 895,000 đô la. Trong tình cảnh thông tin về việc cắt giảm nhân sự đã lan rộng, danh sách các email sẽ gần như cứu cánh giúp công ty vượt qua khủng hoảng.

Thương mại điện tử là một hoạt động kinh tế cần nhiều nguồn lực, ẩn chứa nhiều rủi ro trong việc bán hàng. Trên hết, chiến lược kinh doanh chớp nhoáng được coi như một hạng mục đã mất đi sự lừng lẫy vốn có. Đơn cử là Gilt Groupe đã từng trải qua thời kì gian khổ khi phải tiến hành cắt giảm nhân sự và tái cấu trúc, mặc dù công ty đã có kế hoạch nộp hồ sơ để phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu. Lot18 cũng đã trải qua vài lần thanh lọc nhân sự, cuối cùng phải chuyển từ mô hình kinh doanh thương mại theo xu hướng chớp nhoáng sang mô hình kinh doanh thông qua đăng kí. Rue La La đã sa thải 65 nhân viên khi công ty mẹ GSI sáp nhập vào eBay; công ty này gần đây còn thay đổi giám đốc điều hành. Những công ty nhỏ hơn đã im lặng đóng cửa và bán danh sách khách hàng cho những doanh nghiệp thống trị thị trường.

Mặc dù đã tiến hành cải tổ nhưng một vài công ty đã sống sót  thành côngqua nhiều phản ứng tiêu cực và phát đạt. Ví dụ như: OneKingsLane, Zulily và Fab thường được tôn vinh như những tấm gương sáng chói của việc thực hiện chiến lược kinh doanh chớp nhoáng đúng đắn, có lẽ bởi họ biết tạo sự đa dạng và không lệ thuộc vào hạng mục. Sự kiện giảm giá một lần duy nhất chỉ trong một thời gian nhất định có vẻ rất hiệu quả đối với một số công ty. Tuy nhiên, khi nó không có tác dụng thì đó chính là thảm họa.

Chiến lược "kinh doanh chớp nhoáng" - xu hướng hay thảm họa? 6

Trang web Totsy vẫn đang được vận hành và là trang web kinh doanh theo hình thức “chỉ dành cho thành viên”, thực hiện chiến lược kinh doanh chớp nhoáng nhắm đến các bà mẹ với xu hướng thân thiện, gần gũi. Đây chính là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Zulily ở Seattle, công ty được cho là đang rất thịnh vượng. Zulily đã thu được 135 triệu đô la từ vòng gọi vốn đầu tiên. Và gần đây nhất, công ty này khiến người khác nổ đom đóm mắt vì được định giá 1 tỉ đô la với thu nhập hằng năm lên tới 500 triệu đô.

Cả Totsy và ngân hàng Consensus không hề có động tĩnh trước những thông tin này.

Theo Erin Griffith

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button