Rao Vặt Tổng Hợp

Làm thế nào để quyết đoán hơn mà không trở nên thiếu tôn trọng người khác

Tính quyết đoán được các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhưng không có phải ứng viên nào cũng có. Tin vui là phẩm chất này hoàn toàn có thể trau dồi được.

Nhiều người sinh ra đã có chính kiến, số còn lại thì dễ bị thuyết phục. Trong xã hội ngày nay, lựa chọn sống có chính kiến sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn.

Người quyết đoán thường giao tiếp tốt hơn và có nhiều khả năng đạt được điều họ mong muốn hơn. Họ vừa hài lòng với cuộc sống, vừa nhận được sự tôn trọng từ đồng nghiệp và cấp trên.

Tuy vậy, nếu bạn là người dễ nghe theo người khác, thì việc cố gắng trở nên có chính kiến không hề đơn giản. Bạn nghĩ rằng:

Tôi không muốn mình giống như một kẻ không ra gì.

Tôi không muốn đối đầu với mọi người.

Người dễ thuyết phục thì khiến mọi người thoải mái hơn.

Đó vốn là bản chất của tôi.

Dù vậy, người quyết đoán cũng có nhiều điểm tích cực. Không nên đánh đồng quyết đoán với kẻ không ra gì và cũng đừng nghĩ quyết đoán là điều mà chỉ người khác mới làm được.

Bạn có thể trở nên quyết đoán hơn mà không khiến người khác cảm thấy không được tôn trọng hay bị tổn thương.

  1. Tôn trọng là ưu tiên hàng đầu

Cách nhanh nhất khiến bạn trở thành kẻ không ra gì là khinh thường người khác.

Dù muốn mình tỏ ra thật quả quyết hay trọng bất kỳ trường hợp nào, thì nếu muốn thành công bạn cũng phải dựa trên nền tảng là sự tôn trọng người đối diện..

Chẳng hạn như bạn muốn khẳng định ý kiến của mình đúng lúc đúng chỗ mà không khiến người đối diện mất mặt hay có ý hạ thấp người khác, bạn phải nghe rõ ý kiến của người khác trước khi trình bày ý kiến của mình. Bạn cũng cần giữ tông giọng chuyên nghiệp dễ chịu.

Trên đây chỉ là những nguyên tắc cơ bản. Đến thời điểm này của sự nghiệp  chắc hẳn bạn đã biết rõ cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện.

  1. Từng bước cố gắng

Bạn không cần phải biến mình trở thành người quyết đoán ngay trong khi bạn vốn là người . Bạn cũng không cần phải bắt mình vượt qua những thử thách khó nhằn như xin thăng chức ngay lập tức.

Thay vào đó, hãy khởi đầu bằng những hành động nhỏ cho đến lúc cảm thấy tự tin bày tỏ ý kiến của mình.

Ví dụ như bạn có thể nhờ đồng nghiệp pha cà phê khi họ đang cầm bình pha có cà phê cũ. Điều này khiến bạn cảm thấy dễ thể hiện chính kiến hơn và đồng nghiệp cũng nhận thấy bạn đang trở nên quyết đoán hơn.

  1. Nghĩ thông suốt trước khi mở lời

Quyết đoán cũng có nghĩa là nói rõ ràng hơn.

Rất khó thể hiện chính kiến nếu như bạn hay dông dài khi trò chuyện. Hãy cố bày tỏ ý kiến và yêu cầu của mình một cách chính xác và có nội dung thật logic. Nếu cảm thấy cần thiết, hãy nghĩ kỹ về điều mình định nói trước khi mở lời.

Việc này sẽ giúp tập trung suy nghĩ, lọc lựa ra điều mình cần trình bày và bạn sẽ tự tin hơn khi bày tỏ ý kiến.

  1. Bỏ qua các tiểu tiết

Trong giap tiếp hàng ngày, chúng ta sử dụng môt số tiểu tiết để che dấu mục đích thực của mình. Ví dụ, bạn thường nói mấy câu đại loại như: ‘Anh có bận gì không, không biết anh có thể giúp tôi làm…’ chứ không phải là ‘Làm ơn giúp tôi làm…’

Câu đầu có vẻ lịch sự hơn nhưng câu sau rõ ràng hơn, đi trực tiếp vào mục đích giao tiếp hơn và cũng thể hiện sự tôn trọng người nghe hơn. Mọi người thích nói thẳng hơn và cảm thấy như bị kiểm soát khi phải nghe những câu có nhiều tiểu tiết rườm rà.

Khi điều bạn nói và điều bạn nghĩ trước sau như một thì sẽ rất thoải mái về lâu dài trong tương lai.

  1. Chân thật

Chân thật khi nói chuyện là điều hiển nhiên nhưng nhiều người không chú ý tới điều quan trọng này để trở nên quyết đoán hơn.

Có chính kiến là trực tiếp bày tỏ suy nghĩ, tâm trạng và yêu cầu của bạn.

Đừng khiến người khác nghe theo mình hay tỏ ra thân thiện hơn bằng cách bẻ cong sự thật bằng những lời dối trá. Nếu muốn người khác tôn trọng và giao tiếp có hiệu quả, bạn cần dùng lời nói đến từ trái tim. Dần dần việc nói những lời chân thật này cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn.

  1. Giữ thái độ sẵn sàng thương lượng và chấp nhận ý kiến trái chiều

Không phải lúc nào bạn cũng đạt được điều mình muốn. Cho dù có quyết đoán hay thành công như thế nào, thì bạn vẫn phải đối diện với nhưng sự tranh cãi, lưỡng lự, kể cả bị từ chối thẳng thừng.

Bạn nên chuẩn bị cho những trường hợp này nếu không muốn mất mặt hay lo sợ trường hợp tương tự trong tương lai. Bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần sẵn sàngkhả năng thương lượng hoặc nhượng bộ..

Quyết đoán không chỉ là “làm theo cách của mình” mà còn là sẵn sàng giao tiếp để tới gần hơn với mục đích của mình.

Có chính kiến mà không biến mình thành kẻ thô lỗ chỉ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng và giúp điều chỉnh hành vi cá nhân. Quyết đoán dễ thành độc đoán. Nếu biết phân biệt hai tính cách này thì có nghĩa là bạn đã trở thành người có chính kiến mà không dẫn đến xúc phạm tới người đối diện rồi đấy.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button