Rao Vặt Tổng Hợp

Lấy ít địch nhiều: 4 giải pháp khi bạn bị quá tải trong công việc

Hầu hết mọi người đều phàn nàn rằng họ phải làm quá nhiều tại công sở hiện nay. Việc quá tải này sẽ không tạo sự bền vững trong dài hạn đối với cả ông chủ và nhân viên. Hậu quả của nó sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và có thể gây ra khủng hoảng cảm xúc. Vậy, bạn nên làm gì khi cảm thấy quá tải trong công việc?

1. Nói với sếp khi công việc quá tải

Nói luôn luôn dễ hơn làm: không ai trong chúng ta muốn được coi là một người thường xuyên nói không hoặc một người không vì lợi ích tập thể. Đó là lý do tại sao nói chuyện với sếp và thừa nhận rằng khối lượng công việc quá lớn lại khó khăn đến thế, thậm chí đối với những nhân việc làm việc chăm chỉ nhất.

Tuy nhiên, nếu bạn bị quá tải, cách tốt nhất là nói cho quản lý của bạn biết. Điều đó không có nghĩa rằng bạn là một người lười biếng hay vô trách nhiệm. Một người quản lý tốt sẽ đánh giá cao sự trung thực và khả năng đánh giá nguồn lực cá nhân của bạn. Thành thật và ra quyết định sớm là cần thiết để bạn đạt được những thay đổi mong muốn.

Một cách hiệu quả để báo cho sếp biết rằng bạn đang có quá nhiều việc là hãy đến trình bày với sếp những giải pháp thực tế. Những đề xuất để tối ưu hóa quy trình làm việc hay phân phối lại khối lượng công việc cho thấy sự sáng tạo và trách nhiệm của bạn. Việc chia sẻ khi bạn cảm thấy không thể hoàn thành khối lượng công việc không chứng tỏ rằng bạn lười biếng hay là một người khó làm việc cùng. Thay vào đó, nó sẽ giúp nhóm của bạn không bị chậm tiến độ và bỏ lỡ những mục tiêu quan trọng.

2. Tập trung vào những nhiệm vụ nhỏ

Một hành trình ngàn dặm cũng chỉ bắt đầu từ một bước chân. Nếu không có cách nào để giảm khối lượng công việc và bạn cảm thấy lo lắng về điều đó, tốt nhất bạn không nên tập trung vào tổng thể sự việc. Thay vào đó, hãy tập trung vào những điều ngay trước mắt bạn, tập chia nhỏ sự việc – và sự lo lắng của bạn sẽ dần biến mất.

Dù bạn không tự tin vào khả năng của mình, hãy cứ bắt đầu bằng bất cứ giá nào. Những suy nghĩ tiêu cực luôn là kẻ thù số một của chúng ta: nó khiến chúng ta  khó đạt mục tiêu và làm cho ta cảm thấy thiếu tự tin hơn. Hãy học cách loại bỏ nó và tập trung nhiều hơn vào công việc.

3. Học cách nói không

Không quan trọng bạn làm việc chăm chỉ như thế nào, nhưng việc bạn hoàn thành tất cả những nhiệm vụ trong khả năng bản thân không có nghĩa là bạn thành công. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Đôi khi, việc nói không là rất quan trọng đối với kế hoạch dài hạn của bạn cũng như nhóm của bạn. Nghe có vẻ đáng ngờ nhưng làm việc nhiều không đồng nghĩa với công việc sẽ tốt hơn. Hãy thả lỏng và tự hỏi bản thân mình xem điều gì khiến bạn cảm thấy tốt hơn: nhận ít nhiệm vụ hơn nhưng hoàn thành chúng thực sự tốt, hay hoàn thành một danh sách dài dằng dặc các công việc và kết thúc với kết quả dưới trung bình?

Đừng là một người cầu toàn. Nhiều người trong chúng ta có xu hướng đánh giá bản thân quá nghiêm khắc, nhưng chủ nghĩa hoàn hảo và những nỗ lực cá nhân nhằm trở thành hình mẫu chúng ta hằng khao khát chỉ chống lại chúng ta mà thôi, đồng thời dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực, hạ thấp lòng tự trọng bản thân cũng như kéo theo vô vàn sự thất vọng. Bạn vẫn là người tốt khi không nhận thêm công việc và tỏ ra luôn luôn bận rộn.

Và chắc chắn rằng, đôi khi việc làm quá nhiều sẽ giống như một phần thưởng. Khi chúng ta có rất nhiều việc để làm, chúng ta thấy rằng chúng ta là người quan trọng, cần thiết và không thể thay thế. Tuy nhiên, hậu quả thường thấy là sự căng thẳng và kiệt sức. Để ngăn chặn điều đó, chúng ta cần học cách đánh giá khả năng của bản thân và biết chính xác khối lượng công việc mà chúng ta có thể đảm nhiệm.

4. Quản lý công việc của bạn một cách hiệu quả

Khi bạn thấy mình thường xuyên bị quá tải, bạn sẽ thấy rất ý nghĩa khi để ý tới những thứ chiếm phần lớn thời gian làm việc của bạn. Một trong những cách hiệu quả nhất là ghi ra những nhiệm vụ của bạn và đo lượng thời gian bạn dành cho chúng. Phần mềm thời gian biểu có thể giúp bạn làm điều đó. Hãy xem thời gian của bạn đã đi đâu, phân tích bức tranh toàn cảnh và xem liệu rằng bạn có thể (và nên) cải thiện ở đâu.

Thông thường, một cái nhìn thoáng qua vào bảng kết quả thời gian của bạn cũng đủ để cho thấy những công việc nào chiếm nhiều thời gian của bạn nhất. Hãy nghĩ cách để tăng hiệu suất công việc của bạn. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ nhóm của bạn: hãy nghĩ đến việc ủy thác một phần công việc cho cộng sự hoặc phân phối lại công việc của mình. Tối ưu hóa quy trình làm việc để các hoạt động thông thường tốn ít thời gian hơn, và thiết lập những ưu tiên để hoàn thành những việc quan trọng trước.

Kết

Nói không với những công việc bổ sung và ủy thác một phần công việc hiện tại của bạn cho cộng sự không biến bạn thành một người vô trách nhiệm hay làm việc không hiệu quả. Hãy nhớ rằng: đầu vào nhiều hơn không có nghĩa là đầu ra nhiều hơn. Nếu bạn có quá nhiều việc để làm và điều đó khiến bạn lo lắng, hãy cứ bắt đầu bằng bất cứ giá nào. Một bước đi đầu tiên đó sẽ giúp bạn hoàn thành nốt chặng đường còn lại.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button