Rao Vặt Tổng Hợp

Chìa khóa dẫn tới thành công – Mười điều bạn chưa biết về “vòng tròn an toàn” (comfort zone).

“Comfort zone” được biết đến như một ‘khoảng không gian tâm lý’, nơi con người cảm thấy an toàn và dễ chịu. Nguyên nhân sâu xa mà ‘vòng tròn an toàn’ khiến chúng ta thoải mái là bởi mọi việc xảy ra trong đó đều có thể kiểm soát được. Có thể nói, sống mãi trong chiếc hộp giới hạn như vậy không thể mang lại cho ta cảm xúc và cảm giác mạnh. Những công việc có thể đoán trước và chỉ yêu cầu khả năng phản ứng hạn chế sẽ không thể dẫn đến những quyết định, giải pháp mới. Thời điểm bạn ở trong ‘vòng tròn an toàn’, cũng là khi bạn không thể tìm thấy điều mới mẻ, và chỉ sử dụng tri thức cũng như nguồn lực sẵn có.

‘Vùng an toàn’ của người trưởng thành

Việc đưa ra những giải pháp mới với người trưởng thành thường đi kèm với Stress. Chẳng hạn như khi họ mua bán trao đổi hàng hóa hay dịch vụ nào đó. Nếu trước đây họ chưa hề có kinh nghiệm mua sắm trong lĩnh vực này, rất có thể họ sẽ thấy thiếu tự tin và không an toàn. Nguyên nhân dẫn đến stress thường liên quan tới cách nhìn riêng của mỗi cá nhân đối với thế giới, với mọi người xung quanh cũng như sự kỳ vọng của bản thân.

‘Vùng an toàn’ của trẻ nhỏ

Trẻ em thường không bị áp lực bởi hiểu biết của chúng về thế giới còn hạn chế, chưa được hình thành rõ ràng. Mỗi một hành động diễn ra đều thể hiện nhận thức và khả năng của chúng. Thế giới cảm xúc thiếu vắng stress của trẻ nhỏ đã cho thấy chính sự giới hạn nhiều phương diện (directions) là nguyên nhân chính hình thành nên ‘vòng tròn an toàn’. ‘Directions’ gồm những cảm xúc như: sợ hãi, cảm thấy có lỗi, xấu hổ, an tâm, vui vẻ…Chính trí nhớ liên kết với những cảm xúc này đã góp phần tạo ra tác nhân kiềm chế hành động. Ví dụ như, khi bán hàng cho một người mà mặt hàng đó có liên quan đến lỗi lầm mà anh ta đã từng trải qua trong thời thơ ấu, thì người đó sẽ trốn tránh  mua này, hoặc sẽ mang cảm xúc đó vào trong công việc của anh ta.

Mọi người đều cố gắng để đạt được sự cân bằng. Cân bằng tâm lý là một nhân tố không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Trong bất kì trường hợp nào khi ai đó không biết trước điều gì sẽ xảy ra, cơ thể họ sẽ cảm thấy nguy hiểm và mất ổn định. Để tránh sự nguy hiểm đó, bạn có thể nhảy vào trong giới hạn của vòng tròn an toàn và tận hưởng cảm giác mà vòng tròn đó mang lại.

Vậy tại sao chúng ta cần phải bước ra ngoài “vòng tròn an toàn” của chính mình?

  1. Bạn sẽ không học hỏi thêm được những điều mới nếu không thử sức mình.

Có thể bạn đã từng dành nhiều thời gian để  đoán xem cuộc sống này sẽ trở nên đặc biệt như thế nào, nhưng bạn sẽ không bao giờ biết được nếu bạn không thử, và lịch sử đã liên tục chứng minh điều đó. Những phát kiến và thành tựu vĩ đại  đều được thực hiện khi con người quyết định bước ra khỏi giới hạn và sẵn sàng đương đầu với hiểm nguy.

Mỗi chúng ta đều có thể lựa chọn nhận lấy thử thách, nhưng liệu thử thách có mang lại cho ta lợi ích mà ta muốn? Hãy thử tưởng tượng nhé, bạn là một nhà thiết kế và đã ngắm nhìn qua những phong cách thời trang và xu hướng mới gần đây. Bạn muốn thử nhưng chính bạn đã quen thuộc với phong cách cũ đến nỗi mà chỉ nghĩ đến việc thay đổi thôi là phát sợ lên. Đừng sợ nếu việc không thành, thay vào đó hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội cho bạn quay trở về lối cũ. Bạn hoàn toàn có thể  mở rộng mạng lưới quan hệ. Khi hẹn hò, bạn sẽ phải gặp gỡ và giao tiếp với một người khác và bạn có thể cảm thấy không thoải mái với những tình huống như vậy. Nhưng nếu bước ra ngoài “vòng tròn an toàn”, bạn sẽ học được cách làm việc theo nhóm và đạt tới một đẳng cấp hoàn toàn mới.

 2. Bạn sẽ mãi ‘dậm chân tại chỗ’.

Cuộc sống là một chuỗi những sự kiện và quyết định cụ thể giúp chúng ta trở nên mạnh mẽ hơn, tăng thêm vốn sống và hiểu biết để ta có thể đương đầu với thử thách. Nhưng nếu bạn mãi e ngại chẳng thể thoát khỏi ‘vòng tròn an toàn’, mọi thứ vẫn sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ.

Một số người khi đạt tới một trình độ, giới hạn nào đó, sẽ ngại ngần bước tiếp. Họ tin rằng một chú chim trong lòng bàn tay sẽ tốt hơn một con chim sếu sải cánh trên bầu trời. Bạn e dè khi phải đương đầu với thử thách, khám phá những điều mới lạ và đặt ra những mục tiêu mới cho mình. Nỗi sợ ấy thoạt nhìn thì có vẻ chấp nhận được. Tại sao lại mơ mộng về điều gì đó, khi mà sau tất cả, mọi thứ vẫn ổn. Nhưng ngay khi bạn ngừng đặt mục tiêu cho bản thân, chắc chắn bạn sẽ dần dần buông xuôi. Cuộc sống của bạn sẽ trở nên nhàm chán, cô độc, ngày lại ngày. Và tất cả những gì đang đợi những người chọn lựa ‘chú chim’ và không muốn thoát ra khỏi vòng tròn an toàn sẽ là: nhà, công việc, nhà.

3. Thất bại là mẹ thành công.

Nguyên nhân chủ yếu lí giải vì sao mọi người thường e ngại bước ra khỏi giới hạn của bản thân chính là do sợ mắc sai lầm và mất hết mọi thứ đang có. Nhưng lỗi lầm, không phải lúc nào cũng là tiêu cực. Tôi thậm chí sẽ nói rằng thật tuyệt khi trong cuộc sống có những tình huống khiến bạn phải mắc lỗi. Mỗi sự thất bại, đầu tiên và quan trọng nhất, đều là một bài học giúp ta trở nên tốt hơn, hiểu hơn về bản thân cũng như học được cách xử lý tình huống hiệu quả.

Nếu bạn học cách phân tích lỗi sai và học cách rút kinh nghiệm từ nó, bạn sẽ hoàn toàn quên đi ‘vòng tròn an toàn’, cũng như không còn ngại ngần khi thử những điều mới hay thậm chí là những cách giải quyết tham vọng và triệt để nhất.

 4. Bạn còn quá nhút nhát và do dự.

Điều này có nghĩa là bạn lo sợ khi thử những điều mới, bạn không vui vẻ với hiện tại. Hãy đương đầu với những thử thách mới nào!

5. Bắt chuyện trước không phải là cách của bạn.

Thật không ổn chút nào khi bạn hay nghi ngờ và thiểu quyết đoán khi nói chuyện với người lạ.

6. Từ chối thử sức với những điều mới.

Đừng ngại ngần nhé bạn của tôi ơi! Hãy thử nhận lời giúp anh bạn nào đó để thử những điều bạn chưa từng làm xem nào.

7. Trì hoãn là bản năng của bạn.

Bạn hay than phiền về những điều không vừa ý, bạn thường làm việc không kịp deadline. Có một số thứ luôn luôn cản trở bạn.

 8.Từ cửa miệng của bạn là: Nếu/ Khi.

Bạn thường sử dụng những từ mang tính tiêu cực như là: “không thể” hay “sẽ không”. Bạn hãy thay đổi chúng bằng những từ nào đó tích cực hơn như là: “nên” hoặc “có thể”.

9. Bạn không theo đuổi thành công.

10. Mục tiêu của bạn không phải là thành tích mới.

Nhìn chung, bạn cần để tâm hơn đến vấn đề này vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn, khi mà bạn không đặt ra mục tiêu nào cả.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button