Rao Vặt Tổng Hợp

Sống an yên: 6 cách để chế ngự sự ghen tị và tính thích ganh đua

Ai đó đã từng nói: “Sự ghen tị là nghệ thuật đong đếm niềm hạnh phúc của người khác thay vì của bản thân mình.”

Trong tiếng Trung phổ thông, từ “hũ giấm” được dùng để chỉ những người mắc thói đố kị với người khác.

Đối với một người từng theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo và thích ganh đua như tôi, việc kìm hãm sự đố kị chính là thử thách lớn nhất trong hành trình khám phá bản thân mình.

Thật sự mà nói, tôi đã từng là một “hũ giấm” bự suốt cuộc đời, ngay từ khi tôi còn bé. Những tình huống nhỏ nhất với những rủi ro bé tí cũng có thể bén lửa như một que diêm và làm bùng một ngọn lửa acid dữ dội chạy dọc theo tĩnh mạch của tôi ngay tức khắc. Giống như có một máy dò tích hợp trong con người tôi, có thể dò ra bất kì sự cạnh tranh lớn nhỏ nào đang diễn ra trong không khí…

”Tại sao cô ta luôn được mọi người chú ý đến và yêu thương như vậy?!”

”Cuộc sống thật không công bằng. Tôi cũng đã làm việc bằng cả tâm huyết, tại sao tôi không được cất nhắc lên cùng bậc như vậy?”

”Cô ta chỉ được cái ăn may…”

Và còn nhiều và nhiều hơn nữa…

Hầu hết chúng ta đều đã từng trải qua sự ghen tị ở nhiều cấp độ khác nhau trên một phương diện nào đó. Trải nghiệm những cung bậc cảm xúc khác nhau là một phần của con người. Ghen tị với người khác vì những thứ mình không có cũng là chuyện bình thường. Nhưng thường thì nó gây ra rất nhiều chuyện phiền phức cho chúng ta. Khát vọng được sánh ngang với người khác có thể xen vào tâm thức và khiến chúng ta hành xử một cách kì quặc trong khi chúng ta không hề cho phép bản thân thể hiện cái cảm xúc lúng túng này ra ngoài. Chính vì thế, nó âm thầm phá hủy các mối quan hệ của chúng ta với những người xung quanh.

Nhằm khiến vẻ ngoài của mình có vẻ tốt hơn những gì bản thân thật sự cảm thấy bên trong, chúng ta thường nén sự đố kị vào lòng hoặc biến chúng thành nỗi bực bội. Dù là cách nào đi nữa chúng ta đều không thỏa mãn được cảm xúc của bản thân. Chúng ta trở nên giả dối trước những gì mình đang thực sự cảm thấy và muốn thể hiện.

  1. Ăn mừng sự thành công của người khác như thể đó là thành công của mình.

Nói thì dễ hơn làm. Chúng ta vẫn sống trong một thế giới của sự tách biệt. Ăn mừng chiến thắng của người khác không phải là một hành vi tự nhiên trong cấu trúc xã hội này, khi mà chúng ta tán thưởng những màn trình diễn nổi bật trong bối cảnh cạnh tranh không ngừng nghỉ. Nhưng có một sự thật là tất cả chúng ta đều mang tính hòa hợp. Khi chúng ta cho phép bản thân mở rộng trái tim để vui mừng và chúc phúc cho thành quả của người khác một cách thật lòng, chúng ta cũng được nhận lại điều gì đó.

  1. Mài dũa những năng khiếu riêng biệt của bạn.

Là một người bình thường, chúng ta thường đánh giá hiệu quả công việc của mình với những người khác có cùng tài năng hoặc năng khiếu nhưng lại đạt hiệu quả công việc cao hơn. Việc nhắc nhở bản thân không bị rơi vào cái bẫy so đo để có thể tập trung vào rèn dũa tay nghề và kĩ năng bằng một tư tưởng cầu tiến là rất quan trọng.

Rèn luyện đem đến thành quả chứ không phải sự hoàn hảo. Khi chăm chăm hướng đến sự hoàn hảo, ta rất dễ bị cuốn vào khát khao trở nên hoàn thiện hơn của bản thân và rơi vào sự dằn vặt bởi chúng ta không đủ khả năng để làm chuyện đó.

Mỗi người trong chúng ta đều sinh ra đặc biệt và duy nhất trên nhiều phương diện khác nhau. Điểm khác biệt lớn nhất đó là liệu chúng ta cho phép bản thân đánh giá và bộc lộ tài năng của mình mà không bị cuốn vào trạng thái ganh đua thiếu tỉnh táo ở mức độ nào. Bạn là duy nhất. Những tính cách bẩm sinh của bạn là không thể nào nhân bản được.

Khi bạn sẵn lòng để cảm thấy dễ chịu với chính con người của mình và dừng đánh giá bản thân theo chuẩn mực của xã hội, bạn sẽ cho phép sự tự tin thật sự trong bạn tỏa sáng mà không hề hối tiếc dù chỉ một chút.

  1. Bạn có ”thứ đó” để vun đắp.

Thật khó để mừng cho thành công của người khác vì trong lòng mỗi chúng ta đều mong muốn có được thành công ấy, trong khi sự thật lại trái ngược. Chúng ta là những sinh vật sống năng động. Khi điều gì đó nằm ngoài lĩnh vực năng động của bạn, bạn không hề cảm thấy chúng. Nhưng khi bạn nhận thấy điều gì đó đang khuấy động sự ghen tị ở trong lòng bạn, thì đó cũng là lúc bạn nhận ra nó ở nằm trong tầm với. Thay vì nhìn chúng nằm ngoài tầm sở hữu, hãy bắt đầu nghĩ rằng ”thứ mà bạn muốn đang đến gần bạn hơn.”

Đây là một câu thần chú: ”Càng vui mừng cho người khác, ta càng may mắn.”

  1. Đếm những điều hạnh phúc.

Chúng ta cần phải chữa lành sự thiếu thốn trong mình một cách tỉnh táo. Thẳm sâu bến trong, chúng ta đều khao khát được vĩ đại hơn bản thân hiện tại. Nhiều thành công hơn nữa. Nhiều quyền lực hơn nữa. Nhiều mục đích sống hơn nữa. Thực tế hơn nữa. Tôn vinh bản thân hơn nữa.

Khi bạn nhận ra làn sóng ganh tị đang trào dâng trong người, đây là một cơ hội tuyệt vời để bạn thành thật với bản thân. Cảm giác đó đang nâng đỡ bạn hay nó đang khiến bạn kiệt quệ?

Lòng biết hơn mỗi ngày là công cụ tốt nhất để chữa lành sự thiếu thốn trong bạn. Bạn có thể dùng giấy ghi chú để ghi những từ ngữ biết ơn ở mọi nơi nhằm nhắc nhở mình không quên đếm những điều được ban tặng, vì bằng cách đó, trái tim bạn có thể cảm thấy nó đang được nuôi dưỡng.

Bạn càng biết ơn vì những thứ bạn có, những thứ đó sẽ càng đến với bạn. Đừng đắm chìm vào sự đố kị với những thứ người khác có vì chúng chỉ là vật cản mà thôi. Hãy nói với cả Vũ Trụ rằng lòng đố kị chính là thứ bạn không hề có.

  1. Tập trắc ẩn.

Một lời bình luận tiêu cực có thể là một dạng của sự ghen tị. Chúng ta có thể phát triển thêm lòng trắc ẩn trước những tình huống phải nhận lời phán xét tiêu cực từ người khác. Sự thấu cảm là một liều thuốc chữa lành tuyệt vời. Hãy nhận ra rằng bạn chắc hẳn phải có thứ gì đó (chẳng hạn như tài sản hữu hình, tài năng hoặc năng khiếu) mà người khác “đang khao khát”, và họ vẫn chưa thể nào có được nó.

Điều quan trọng là không được để những nguồn năng lượng này tràn vào cơ thể bạn vì chúng không thuộc về bạn. Chúng chỉ đơn thuần là hình ảnh phản ánh về bạn từ cái nhìn của người khác. Hãy tìm hiểu vì đâu lại có những lời bình luận này, nhưng vẫn tiếp tục tin vào bản thân và tiến bước đến những ước mơ và mục tiêu của bạn thay vì trốn tránh chúng.

  1. Mở lòng với việc giao tiếp thật sự.

Thay vì tập trung vào những mặt tiêu cực mà sự đố kị có thể gây ra cho bạn, hãy xem đó như là một cơ hội để bạn có thể bộc lộ sự yếu đuối của mình. Cái cảm xúc bùng nổ này từ đâu mà có? Có phải tiềm ẩn bên trong bạn có một nỗi sợ bị mất mát, sợ bị bỏ rơi, sợ bị phán xét?

Khi chúng ta cho bản thân cơ hội để hiểu sâu hơn về những cảm xúc phía sau sự ghen tị, chúng ta sẽ trở nên thành thật và cởi mở hơn, không chỉ với bản thân chúng ta mà nó còn giúp chúng ta xây dựng các mối quan hệ thân thiết hơn trước đó rất nhiều.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button