Rao Vặt Tổng Hợp

8 sự chủ quan vô tình ảnh hưởng đến quyết định trong kinh doanh

Hầu như vị sếp hay những nhà ra quyết định nào cũng đều tin rằng anh ta hoặc cô ta có khả năng nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, và luôn đưa ra những quyết định vô tư và công bằng. Điển hình có một số người còn lo lắng về vấn đề chủ quan trong đội nhóm của mình, tuy nhiên họ hiếm khi nghĩ rằng bản thân họ chính là một nhân tố gây ra sự chủ quan ấy. Trên thực tế, ai ai cũng đều có nhận thức chủ quan, và điều đó khiến chúng ta cần phải đảm bảo nghiên cứu dữ liệu khách quan, đồng thời lắng nghe nhiều ý kiến trước khi đưa ra mỗi quyết định.

Trong cuốn sách mới “Vấn đề đã giải quyết xong” của mình, Cheryl Strauss Einhom đưa ra những hướng dẫn tuyệt vời cùng một hệ thống đánh giá vấn đề chi tiết, nhằm giúp người đọc vượt qua xu hướng áp dụng sự chủ quan của con người. Những thói chủ quan đó hầu hết là vô thức và thường kéo dài, và đó là lý do chính khiến các ông chủ cần chủ động lắng nghe nhân viên trước khi ra bất cứ quyết định gì.

Sau đây là tổng kết của tôi về những sự chủ quan chính trong quá trình ra quyết định mà các bạn cần dựa vào đó để khắc phục. Tôi và Cheryl đã tổng kết qua hầu hết những doanh nhân và những nhà điều hành kinh doanh hiện nay:

  1. Xu hướng xác nhận. Xu hướng này liên quan đến suy nghĩ lựa chọn trong đó hầu như vị sếp nào cũng tìm kiếm và đánh giá cao những thông tin tương thích với những niềm tin sẵn có trong họ, đồng thời thờ ơ hay đánh giá thấp những thông tin đi ngược lại những nhận thức trước đó của họ. Xu hướng xác nhận sẽ làm họ hiểu sai thông tin vì thông tin mới sẽ mâu thuẫn với quan điểm họ đang duy trì.

 

  1. Xu hướng lạc quan. Rất nhiều những người thường phải ra quyết định cảm thấy tự tin về sự chính xác trong những quyết định của họ, tuy nhiên sự chính xác ấy không cao như họ nghĩ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những ai nói họ chắc “99 phần trăm” về một quyết định nào đó, thì thực ra con số chỉ là 80 phần trăm mà thôi. Xu hướng này cũng xảy ra khi họ đặt sự tin tưởng chủ quan của mình dựa vào đánh giá của người khác.

 

  1. Xu hướng áp đặt. Tuy không cố ý nhưng những nhà ra quyết định thường áp đặt suy nghĩ và niềm tin của họ lên tất cả mọi người xung quanh, đồng thời giả định rằng những người đó sẽ nghĩ giống mình. Điều này sẽ dẫn đến “xu hướng nhất trí giả tạo”, khiến họ tưởng rằng ai cũng đạt đến quyết định giống mình, từ đó dẫn đến sự quyết định nhất trí sai lầm.

 

  1. Xu hướng nổi trội. Xu hướng nổi trội là xu hướng của con người thường đánh giá cao những bằng chứng gần nhất và nổi bật nhất. Ví dụ, một nhận xét không hài lòng từ phía khách hàng trên mạng gần đây sẽ dễ dàng khiến lãnh đạo doanh nghiệp nghĩ rằng hệ thống chăm sóc khách hàng là yếu tố kìm hãm tăng trưởng lớn nhất, trong khi thực tế vấn đề lớn hơn nhiều có thể nằm ở sự quản lý yếu kém hay thiếu nỗ lực marketing.

 

  1. Xu hướng tự sự. Rất nhiều người ra quyết định kinh doanh ưa thích những câu chuyện về khách hàng hơn là những dữ liệu từ họ. Câu chuyện thường chân thật hơn, và giúp tất cả mọi người giải thích tình huống xảy ra vấn đề. Tuy nhiên, vì câu chuyện thường chứa đựng ít thông tin, nên việc ưa thích câu chuyện hơn dữ liệu sẽ hạn chế sự nắm bắt thông tin về những vấn đề phức tạp.

 

  1. Xu hướng tương quan. Xu hướng tương quan kìm hãm khả năng đánh giá khách quan của người ra quyết định, do họ lấy thông tin dựa quá nhiều vào sự so sánh. Ví dụ, khi được hỏi về sự lựa chọn, con người thường nói ra lựa chọn chung chung: không quá đắt, không quá rẻ. Đôi khi trong kinh doanh chúng ta cần nghĩ rộng ra nhằm tìm phương pháp đổi mới giải quyết vấn đề.

 

  1. Xu hướng uy quyền. Xu hướng này là chiều hướng tự nhiên của các nhà ra quyết định khi họ đi theo và tin tưởng những thông tin mang tính uy quyền, đến từ những nhà điều hành cấp cao, những chuyên gia công nghiệp, hay nguồn thông tin đại chúng. Ví dụ, khi Warren Buffet đầu tư vào một lĩnh vực kinh doanh nào đó, sẽ có nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp khác dựa vào hướng đó để tìm kiếm đối tác hay cơ hội tiếp theo cho mình.

 

  1. Xu hướng ưa thích. Nếu một vị sếp rất thích một số người nào đó trong đội nhóm, thì mọi thông tin và dữ liệu đầu vào cũng sẽ được cải biến theo sở thích của những người ấy. Ở một khía cạnh khác, sếp có thể thiên về tuyển dụng những ứng viên đã từng học cùng trường cũ với anh hay cô ấy, hoặc có quê quán chung. Một xu hướng tương tự đó là xu hướng đền đáp lại công ơn mà ai đó đã làm cho ta trong quá khứ.

Còn nhiều nữa, nhưng trên đây là đủ cho bạn nhận thức vấn đề rồi. Nếu bạn muốn đưa ra những quyết định hay lời khuyên nhẹ nhàng cho sếp của bạn trước những vấn đề phức tạp, bạn cần biết cách kiểm soát cũng như chống lại những nhận định cá  nhân và thói chủ quan của chính mình và của sếp, đông thời áp dụng nhiều hơn những suy nghĩ mở rộng và khách quan.

Nếu bạn đang bực ai đó trong đội nhóm hay bực với chính sếp mình khi ông ta thường để sự chủ quan ảnh hưởng đến việc ra quyết định, thì có lẽ bạn nên in bài viết này ra ngay và đặt chúng lên mặt bàn họ. Đây có lẽ là quyết định tốt nhất bạn có thể đưa ra nhằm hướng tới một công việc ổn định và một sự nghiệp lâu dài. Vấn đề đã giải quyết xong.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button