Rao Vặt Tổng Hợp

Bạn là huấn luyện viên hay chỉ là học trò trong kinh doanh?

Chúng ta đều biết một số người đồng cấp với mình cần được huấn luyện để tận dụng khả năng của họ và tối ưu hóa hiệu suất công việc, nhưng nếu họ nhờ bạn giúp, bạn có biết cách huấn luyện không? Hầu hết mọi người thấy rằng việc tập trung làm công việc của mình luôn nhanh hơn và dễ dàng hơn phải hướng dẫn cho người khác qua tư duy và quá trình cần thiết. Kết quả dẫn đến sự thất vọng và không hài lòng khắp mọi nơi.

Trên thực tế, ngay cả những người làm việc năng suất nhất và những nhà lãnh đạo giỏi nhất đôi khi cũng cần được huấn luyện, và mọi người đều có khả năng trở thành một huấn luyện viên, vì vậy tất cả chúng ta đều phải học cách làm sao cho đúng. Trong quá trình nỗ lực giúp đỡ chính mình, tôi đã đọc một cuốn sách mới về chủ đề này có tên là “The Master Coach” của Gregg Thompson. Là một chuyên gia về vấn đề này, ông đã cung cấp các khóa đào tạo huấn luyện viên cho nhiều công ty Fortune 100.

Tôi thừa nhận phương pháp của ông ấy là quan trọng nhất, mọi công ty đều cần đưa việc huấn luyện vào và khiến nó trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa công ty ở tất cả các cấp, hơn là dựa vào những người cố vấn bên ngoài thỉnh thoảng ghé qua để tham gia giải quyết vấn đề. Thực tế là các chuyên gia trong mọi tổ chức ở các cấp cần hiểu được huấn luyện là gì và cách sống cũng như cách thiết lập văn hóa huấn luyện:

1. Nuôi dưỡng tinh thần sẻ chia ở mỗi thành viên trong nhóm. Những người huấn luyện giỏi cũng như những người làm việc năng suất nhất sẵn sàng chia sẻ thời gian, sự quan tâm và năng lượng của mình với những thành viên khác trong nhóm. Các thành viên có tính ích kỷ sẽ cần được huấn luyện.

2. Hợp tác với những người thấy được điểm mạnh của người khác. Các huấn luyện viên cần có khả năng quan sát những thiếu sót của người khác để tập trung vào những phẩm chất tích cực của họ, ngay cả khi những phẩm chất đó ẩn sâu. Những thành viên có thái độ tiêu cực hoặc hay phê bình người khác sẽ kéo cả đội xuống theo.

3. Chọn các thành viên có lòng tự trọng cao. Những thành viên tốt nhất sẽ cảm thấy tự tin vào bản thân, họ không muốn lợi dụng mối quan hệ huấn luyện để nuôi cái tôi của mình. Lòng tự trọng đúng mức dựa trên nguyên tắc toàn vẹn, xác thực và độc lập.

4. Chỉ bổ sung những thành viên trưởng thành về mặt tâm lý. Những người làm việc có hiệu suất cao nhất và là những huấn luyện viên giỏi có thể tự nhận thức rõ về mình, hiểu cách quản lý cảm xúc và có khả năng tạo các mối quan hệ bền vững với người khác.

5. Tìm kiếm những người có lòng can đảm trong ứng xử với người khác. Những thành viên này sẽ mạnh dạn đối đầu với những người đồng cấp và những người mà họ huấn luyện, đồng thời tìm kiếm sự thật trong tất cả các cuộc trò chuyện. Những người còn do dự trong việc tham gia hay phản biện cần được huấn luyện để phát huy khả năng của mình.

6. Các huấn luyện viên cần có lòng trắc ẩn và sự thấu cảm đặc biệt. Họ cần phải hiểu được đấu tranh và nỗi đau thường đi kèm với việc học hỏi và thay đổi bản thân, nhất là từ kinh nghiệm cá nhân họ. Những người từ chối thay đổi thường khó có thể quan hệ tốt với người khác.

7. Những người học suốt đời sẽ những huấn luyện viên tuyệt vời. Những người này luôn khao khát am hiểu kiến thức mới và phát triển bản thân. Họ có thể truyền cảm hứng cho những thành viên khác trong nhóm, giúp những thành viên đó thoát ra khỏi khuôn khổ, vươn tới các mức độ mới trong công việc và sự hài lòng. Niềm cảm hứng chính là người thầy giỏi nhất.

8. Các thành viên trong nhóm cần linh hoạt và kiên cường. Trong thế giới kinh doanh đang thay đổi chóng mặt hiện nay, mọi người cần phải đủ mạnh mẽ để có thể xoay xở với mọi trường hợp, mọi tình huống. Cả huấn luyện viên và công việc kinh doanh của bạn đều cần phải vượt qua những trở ngại và xung đột vốn gắn liền với sự tiến bộ và thành công.

9. Không cho phép tiếng nói phê phán ngăn cản sự tiến bộ. Các huấn luyện viên và nhà lãnh đạo kinh doanh giỏi cần có khả năng chấp nhận và khắc phục tính phán xét. Họ nói từ trái tim, nhưng dựa vào dữ liệu và kết quả trong việc đưa ra quyết định và chiến lược.

10. Ủng hộ những người luôn có thiên hướng lạc quan. Các huấn luyện viên chỉ có thể giúp đội nhóm nếu họ có khả năng cho mọi người thấy được rằng ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Các doanh nghiệp chỉ có thể thành công nếu họ có thể khiến khách hàng của mình thấy được tình huống đôi bên cùng có lợi bằng cách làm việc cùng nhau.

Một khi việc huấn luyện là một phần văn hóa của công ty bạn thì việc người đồng cấp huấn luyện lẫn nhau là bình thường, hay đối với các nhà quản lý và giám đốc điều hành thì việc yêu cầu những người ở các vị trí khác trong tổ chức huấn luyện cho mình cũng trở nên dễ dàng.

Đến lúc đó mọi người mới thấy được khả năng huấn luyện hay được huấn luyện không đến từ các chứng chỉ, chức vụ, hay việc bạn làm, mà nó thuộc về chính con người bạn. Vậy bạn của ngày hôm nay đã xứng đáng làm huấn luyện viên cho chính mình hay chưa?

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button