Rao Vặt Tổng Hợp

Độc quyền: Sàn giao dịch vật liệu xây dựng Buildzar ngừng hoạt động

Khi khởi nghiệp đã trở thành một xu thế, chúng ta được nghe tin về sự ra đời của các công ty mới gần như mỗi ngày. Nhưng liệu đó có phải một con đường màu hồng? Liệu khởi nghiệp có dành cho tất cả mọi người? Rõ ràng là không. Việc Buildzar – một sàn giao dịch vật liệu xây dựng ngừng hoạt động, cho ta thấy rõ khởi nghiệp khó khăn nhường nào. 

Sàn giao dịch vật liệu xây dựng theo mô hình doanh nghiệp – khách hàng (B2C) Buildzar.com, do Công ty Glow Homes Technologies Pvt. Ltd có trụ sở tại Gurgaon điều hành, đã quyết định ngừng hoạt động do lượng tương tác của khách hàng và doanh thu không khởi sắc, một thành viên điều hành đã trả lời phỏng vấn với Techcircle.

Buildzar được lập ra vào tháng Chín năm ngoái. Tháng Sáu năm nay, hay trong vòng chín tháng hoạt động, nó đã thay đổi mô hình kinh doanh của mình, nhưng cũng không giúp ích được gì, theo lời người đồng sáng lập, cũng là Tổng Giám đốc điều hành, Vineet Singh.

“Buildzar nhập cuộc trong diện mạo một doanh nghiệp thương mại điện tử theo mô hình B2C thuần túy. Tháng Bảy, nó đã chuyển hướng đi theo mô hình phí định kỳ. Trước đó, chúng tôi tạo ra các đầu mối dẫn đầu và biến chính chúng thành những thương vụ. Song sau cuộc chuyển đổi, chúng tôi chỉ tạo ra những đầu mối đó và bán chúng trên thị trường,” dẫn lời Singh.

Khi công ty bắt đầu, việc kinh doanh thuận lợi, nhưng các con số thì không mấy ấn tượng. Ngay cả sau cuộc chuyển đổi, lượng tương tác của khách hàng và doanh thu cũng không có đột phá.

“Khi các thương vụ không có khởi sắc, chúng tôi quyết định dừng hoạt động, và theo tôi đó là một quyết định đúng đắn,” theo lời Singh, nguyên Phó Chủ tịch điều hành 99Acres.com, đồng thời là nhà đầu tư của cổng giao dịch bất động sản Housing.com.

Tháng Một năm nay, Buildzar đã huy động được 4 triệu đô-la từ Giám đốc điều hành Puneet Dalmia của tập đoàn Dalmia Bharat, trước vòng điều động vốn đầu tiên. Dalmia đã góp vốn với tư cách cá nhân. Tuy nhiên, công ty này đã không thành công trong vòng huy động vốn đầu tiên.

“Trong ngành kinh doanh thương mại, dù bạn có mua một chiếc điện thoại thông minh hay thanh thép có giá trị 200.000 rupee, kỳ vọng của người tiêu dùng cũng như nhau. Đáp ứng được kỳ vọng đó là bạn phải đầu tư đáng kể vào chuỗi cung ứng, hậu cần, giao nhận trong khu vực lớn, phương thức thanh toán nhờ thu và các điều kiện khiến doanh nghiệp không thể tồn tại theo tầm nhìn từ ngắn hạn đến trung hạn,” theo lời Singh.

Quan trọng là Singh tin rằng nếu động lực phi tiền tệ hóa của chính phủ tới sớm hơn, có thể Buildzar sẽ khác đi. “Rất nhiều thương vụ diễn ra theo hình thức thanh toán bằng tiền mặt và, trong vài trường  hợp, khách hàng không lấy hóa đơn để tiết kiệm tiền thuế. Hệ thống kinh tế không dùng tiền mặt sẽ có tác động tích cực lên việc kinh doanh này, nhưng phải mất ít nhất ba năm để hệ thống kinh tế hình thành và những người bán hàng quen với việc làm ăn theo cách mới,” anh ấy nói vậy.

Singh và người đồng sáng lập còn lại của Buildzar Vivek Sinha đã gia nhập MobiKwik. Singh gia nhập công ty ví điện tử với tư cách Giám đốc kinh doanh. Vị trí mà Sinha tiếp quản tại MobiKwik không thể ngay lập tức xác định. Trong khi các công ty thương mại điện tử theo mô hình B2C không tìm được nhà mạnh thường quân, thì ngược lại, các sàn giao dịch theo mô hình B2B gần đây lại thu hút rất nhiều nhà đầu tư. Mới đầu tuần này, công ty OfBusiness có trụ sở tại Gurgaon thu được 11,1 triệu đô-la (khoảng 750 triệu rupee) trong vòng quay vốn lần hai, dẫn đầu là Quỹ Zodius Technology.

Tháng Mười một, sàn giao dịch theo mô hình doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) Udaan.com, do các nhân viên cũ của Flipkart bao gồm Amod Malviya, Sujeet Kumar và Vaibhav Gupta thành lập, đã thu được khoản đầu tư giai đoạn đầu từ Lightspeed Venture Partners.

Moglix, một hãng thương mại điện tử theo mô hình B2B chuyên thu mua sản phẩm công nghiệp, do Mogli Labs India Pvt. Ltd điều hành, đã thu được 280 triệu rupee (tương đương 4,2 triệu đô-la) tại vòng đầu tư đầu tiên, do Accel Partners, cùng Jungle Ventures và SeedPlus tổ chức hồi tháng Mười.

Gần đây, số công ty khởi nghiệp ngưng hoạt động đột nhiên tăng mạnh. Theo phân tích của Techcircle, có ít nhất 32 công ty công nghệ khởi nghiệp được góp vốn thông báo đóng cửa trong 11 tháng đầu 2016 so với con số 17 công ty trong cả năm 2015. Trong số các công ty đóng cửa, có cả những doanh nghiệp được rót vốn lớn như PepperTap, Intelligent Interfaces, Fashionara, Purple Squirrel và Flashdoor. Mô hình kinh doanh còn thiếu sót và thiếu vốn khiến nhiều công ty khởi nghiệp phá sản, mặc cho các nhà đầu tư có tiếng rót vào khoản vốn đợt đầu.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button