Rao Vặt Tổng Hợp

Travelllll.com: Thất bại của một sứ giả truyền cảm hứng trong du lịch (phần 1)

Mỗi câu chuyện đều có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Trong khi Ghost đã mở đầu hành trình theo một cách vô cùng hoàn hảo, thì vài tháng trước, tôi đã kết thúc hành trình của chính mình mang tên: Travelllll.com. Chúng ta đang sống trong một nền văn hóa được tô vẽ bởi quá nhiều những câu chuyện thành công, và tôi nghĩ đây sẽ là một cơ hội tuyệt vời để chia sẻ một trải nghiệm không có kết thúc suôn sẻ nhưng lại ngập tràn những điều mới mẻ.

Một vài tuần trước, tôi đã đọc về một dự án của một nhóm startup mới nổi tại FlowTab, đó là một ứng dụng trên iPhone cho phép gọi đồ uống ngay tại quầy bar. Họ đã phân tích những ưu điểm và thất bại trước khi đưa ra lý do cho việc khai tử ứng dụng và đồng thời tiến hành Mở Mã Nguồn toàn bộ dữ liệu để hai năm nỗ lực không hoàn toàn thành tro bụi.

Hôm nay, tôi cũng sẽ cố gắng làm điều tương tự như vậy.

Travelllll.com: Thất bại của một sứ giả truyền cảm hứng trong du lịch (phần 1) 7

Mở đầu cuộc hành trình:

Lời đầu, tôi xin cảm ơn tất cả các bạn – những người đang đọc bài viết này, những người có thể chưa bao giờ nhìn thấy hay nghe nói về Travelllll.com, thế nên, hãy cùng tôi khám phá nó nhé!

Mùa hè năm 2010, tôi vẫn còn là một nhân viên chuyên cần bị cuốn vào vòng xoáy mệt nhoài của ngành du lịch. Thế rồi cuộc đời đưa đẩy và tôi đã trở thành lập trình viên xây dựng blog du lịch cho hãng Virgin Atlantic. Sau khi hoàn thành trang web, Virgin đã mời tôi tham dự một chuyến làm việc với báo chí thay mặt họ và viết về những trải nghiệm ấy trên trang blog tôi vừa tạo. Thời gian là 1 tuần, bao ăn bao uống và một chuyến đi hạng sang tới Valencia, Tây Ban Nha đã được đặt trước cùng một vé miễn phí tới xem giải đua Grand Prix.

Trong chuyến đi này, tôi đã được gặp những con người tuyệt vời và khai thác được rằng ngành du lịch đang có xu hướng bắt kịp với phần còn lại của thế giới thông qua truyền thông xã hội. Tôi đã tham gia cùng một nhóm khoảng 18 bloggers du lịch và đại diện từ Bộ Du Lịch Tây Ban Nha, tất cả đều thảo luận về việc “truyền thông xã hội” sẽ sớm trở thành miếng mồi béo bở.

Với tư cách là nhà thiết kế website giữa thập niên 2010, tôi thực sự cảm thấy chán ngấy với Twitter. Tôi gọi đó là “Post Vaynerchuk Era” – cụm từ ám chỉ xu hướng mạng xã hội đã đạt tới đỉnh cao… Nhưng những thứ tôi đang thiết kế còn có vẻ xa vời lắm.

Sau đó, đã nhiều lần tôi đi du lịch kiểu này, và từng thuyết trình về cơ hội hoàn hảo để phát triển du lịch tại nhiều hội nghị bằng truyền thông xã hội, dịch vụ khách hàng, tiếp thị và tất nhiên là cả trên WordPress nữa.

Mùa hè năm 2011, thật khó để tìm được điểm đột phá của ngành công nghiệp du lịch bấy giờ. Tôi đã gặp một nhóm những người có vẻ đã nắm bắt được xu thế và đi đúng hướng. Vào thời điểm đó, theo tôi, điều mà ngành công nghiệp này đang thiếu đó là một Mashable cho riêng họ. Đó phải một trang web viết về công nghệ và xu hướng khởi nghiệp trong ngành du lịch và giúp ngành này thoát khỏi bế tắc.

Tôi đã thử nghiệm một số mô hình, đã nói chuyện với một vài người khác về ý tưởng, và 2 tháng sau, chúng tôi đã đưa Travelllll.com vào hoạt động.

Travelllll.com: Thất bại của một sứ giả truyền cảm hứng trong du lịch (phần 1) 8

Diễn biến của cuộc hành trình:

Trong vài tháng đầu tiên, trang web hoạt động rất tốt. Mọi vấn đề đều được giải quyết trơn tru. Bởi lẽ, ngành công nghiệp du lịch đang cố gắng tìm cách “giao lưu với giới truyền thông mới” nên việc thỏa thuận hợp tác với các thương hiệu lớn rất dễ dàng. Tới cuối năm, chúng tôi đã hợp tác với một loạt tên tuổi như: Expedia, KLM, Travora, TravelZoo, Guoman Hotels, Four BGB, Thị trường Du lịch Thế giới, TBEX và vô số hội nhóm khác.

Sau đó, chúng tôi không thể phát triển thêm được nữa. Tuy là một trang blog nhỏ nhưng số lượng độc giả trung thành (những blogger về du lịch khắp toàn cầu) của chúng tôi luôn khoảng 5.000 người – một con số khá ấn tượng. Phần nào đó, chúng tôi đã lan truyền được “cảm hứng du lịch” trên truyền thông. Tuy nhiên, thị trường thương mại/tài chính/đặt vé đã bị gã khổng lồ TNooz thâu tóm, trực tiếp khiến trang web của tôi rơi vào khủng hoảng.

Thế nên, điều cần làm bấy giờ là xoay chuyển tình thế.

Điều chúng tôi đã cố gắng áp dụng đó là một công cụ theo dõi thời gian thực trên khắp thế giới cho mọi chuyến đi truyền thông. Nó thực sự rất thú vị nhưng dù có đột phá đến đâu đi chăng nữa thì vấn đề luôn là: “Ai sẽ dùng chúng?”

Ngoài ra, còn một vài thứ như bảng tìm kiếm việc làm, một công cụ giúp các thương hiệu du lịch và các nhà báo du lịch kết nối với nhau. Hệ thống hướng dẫn du lịch để thử nghiệm và tạo ra một loại thư mục du lịch quốc tế hay những video, phương tiện về những cuộc họp báo, hội nghị,…

Cái cuối cùng có lẽ là thứ thú vị nhất, nhưng vẫn vậy thôi, nó quá vô nghĩa với người không cần nó.

 Điểm kết thúc của cuộc hành trình:

Vào đầu năm 2013 mọi thứ đã đạt tới đỉnh điểm. Nhiều người đã bỏ đi (hoặc bỏ cuộc) sau nhiều giờ làm việc mà không thực sự nhận được thành tựu xứng đáng.

Những người còn lại, bao gồm cả tôi, đã rất nản lòng và cạn kiệt ý tưởng. Lịch trình xuất bản nội dung và chất lượng đã xuống dốc thậm tệ, kéo theo là việc lưu lượng truy cập giảm liên tục.

Chúng tôi kiếm được ít tiền, nhưng vậy chỉ đủ để trang trải các chi phí cho việc điều hành trang web. Chiến lược kiếm tiền của chúng tôi là dựa vào lưu lượng truy cập và sau đó đặt quảng cáo trên trang web, nhưng vì nội dung tẻ nhạt, không tìm được đối tượng hướng tới nên mọi thứ đổ bể. Đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra điều tuyệt vời nhất và cũng là thứ bị bỏ lỡ ngay từ đầu.

Du lịch không chỉ tụt lại phía sau các ngành khác khi nói tới việc ứng dụng truyền thông xã hội. Thị trường phân hóa rất rõ rệt. Đa phần khách hàng đều là những người chẳng mấy khi đi công tác hay đi du lich thì chỉ mua sản phẩm liên quan đến ngành này đôi ba lần một năm. Ngược lại với các ngành đã áp dụng thành công truyền thông xã hội. Công nghệ, thực phẩm, thời trang, xuất bản, nhiếp ảnh… đều có lượng khách hàng lớn hằng ngày. Đa số khách hàng ngành du lịch chỉ tính đến chuyện đi chơi mỗi năm một, hai lần và tới tận 12 tháng sau họ mới sẵn sàng nghĩ tới chuyện này tiếp.

Đó là lý do hàng loạt start-up về du lịch “chết yểu”. Tôi đã tham gia vào ngành công nghiệp này thông qua việc phát triển “vtravelled” cho Virgin Atlantic, đó là một ứng dụng truyền cảm hứng du lịch của một hãng hàng không nổi tiếng nhưng cũng đã ngừng hoạt động. Vậy thì những ứng dụng của các startup làm sao có thể có cơ hội?

Do không thể tìm thấy một thị trường đủ lớn nên chuyện này cũng xảy ra liên tục với nhiều trang web khác như Trippy, khiến họ đã thay đổi ba, bốn lần cho đến bây giờ dẫu có hàng triệu Dollar trong quỹ đầu tư. Gowalla cũng tương tự, hay như Foursquare chọn lối đi là mô hình xã hội hóa, cuối cùng họ vẫn phải đóng cửa và buộc nhân viên sáp nhập vào Facebook. Vấn đề là mọi người chưa nhận ra sự “lệch pha” này trong khi vẫn “cố đấm ăn xôi” để rồi nhận cùng một thất bại.

Thực tế là hầu hết mọi người không có sở thích du lịch. Nó khá tốn kém, và rất khó để có thể phù hợp với công việc. Mọi người đi nghỉ mát và sau đó sẽ không nghĩ gì về nó cho đến kỳ nghỉ tiếp theo. Cuối cùng, chúng tôi buộc phải thừa nhận mình đã sai trong một thị trường nhỏ bé đơn giản sẽ chẳng bao giờ phát triển nổi.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button