Rao Vặt Tổng Hợp

Quyền tự do ngôn luận – Đâu là giới hạn?

Bài viết về quyền tự do ngôn luận lấy cảm hứng từ sự kiện Ann Coulter (1961) – một nhà bình luận chính trị người Mỹ theo lập trường bảo thủ – phải hủy bài phát biểu của cô tại trường đại học Berkeley, California vào tháng 4/2017 vì lý do an ninh. Sự kiện này đã khơi lại đề tài tranh luận nóng bỏng về luật nhân quyền tại Mỹ, trong đó có quyền tự do ngôn luận. 

Quyền tự do ngôn luận - Đâu là giới hạn? 5

Chuyến thăm của Ann Coulter đến Berkeley đã phải bị hủy do những lời đe dọa của các nhóm chống đối chính phủ. Trong lúc phái bảo thủ còn đang hoài nghi về việc đặt vấn đề an ninh lên trên những vấn đề liên quan đến quyền con người (như việc xâm phạm quyền tự do tôn giáo hoặc tự do cá nhân nhằm mục đích “bảo đảm an toàn cho chúng ta”) thì hai đảng phái bảo thủ đã bắt đầu có động thái kiện Berkeley với lời cáo buộc rằng trường này đang cố gắng “cấm những phát ngôn bảo thủ” trong khuôn viên trường. Bởi Berkeley là trường công lập nên sẽ áp dụng Bản Sửa đổi đầu tiên và vì vậy, trường hợp này cũng liên quan đến quyền hiếp pháp. Trong khi giới luật sư bận rộn bàn luận những vấn đề mang tính pháp lý thì điều này lại tạo nên một mối quan tâm sâu sắc khác về mặt đạo đức. 

Như đã trình bày trong nhiều bài luận trước, quan điểm về tự do ngôn luận của tôi vươn xa hơn nhiều so với luật bảo vệ giới hạn trong Bản sửa đổi đầu tiên. Tôi cũng giữ ý kiến về quyền tự do tiêu dùng – ví dụ như người dân có quyền lắng nghe bất cứ quan điểm nào mà họ muốn nghe. Như vậy, Coulter có quyền bày tỏ ý kiến của mình và các tổ chức sinh viên có quyền mời cô ấy phát biểu để nghe bất cứ điều gì dù cay nghiệt hay ngu ngốc mà cô ấy có thể nói ra.

Giống như nhiều người phái cộng hòa điển hình, lập luận của tôi về những quyền tự do này dựa trên quan điểm của J.S.Mill. Luận điểm chính là việc trao cho người dân quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tiêu dùng sẽ giúp mọi người hạnh phúc hơn là cấm đoán những quyền này. Là người ủng hộ những quyền tự nhiên vốn có của con người, tôi cũng đồng tình với quan điểm cho rằng những quyền này có nhiều nền tảng hơn ngoài việc chúng chỉ hấp dẫn trên thực tiễn. Tuy nhiên, tôi phải thừa nhận rằng các quyền đó chắc chắn bị nghi ngờ chỉ là lí thuyết suông và khó thực hiện trong thực tế. Cuối cùng, tuy tôi cho rằng Coulter sẽ chẳng nói điều gì đáng giá nhưng cô ấy vẫn có quyền nói trước nhóm sinh viên đã mời cô ấy.

Quyền tự do ngôn luận - Đâu là giới hạn? 6

Tôi cũng muốn lưu ý bạn rằng quan điểm của tôi về Coulter không dựa trên quan niệm rằng lý thuyết chính trị của phái bảo thủ thiếu công minh, mà dựa vào cách nhìn nhận của bản thân tôi là cô ấy thiếu xứng đáng. Không may là những nhà học thuyết chính trị bảo thủ dày dạn dường như đang bị lạc hậu dần. Điều này thật là không may; quá khứ đã chứng kiến nhiều cá nhân xuất sắc thuộc xu hướng bảo thủ và họ đã có những đóng góp đáng kể cho cả nền chính trị và triết học. Ngày nay, dường như phần lớn trên trang Fox News chỉ có quan điểm của những nhà học giả rỗng tuếch, thậm chí tệ hơn là những kẻ phân biệt chủng tộc và giới tính có ý kiến đại diện cho tư tưởng bảo thủ. Một lần nữa, có lẽ việc từ bỏ các khía cạnh học giả trong chính trị là một chiến thuật thông minh: cánh tả có thể có trí thức, nhưng cánh hữu nắm giữ quyền lực ở hầu hết các bang. Dù thế nào, hãy quay lại với vấn đề hiện tại.

Mặc dù tôi thừa nhận các quyền ngôn luận và tiêu dùng, những quyền này không phải là tuyệt đối. Nếu lập luận rằng các quyền tự do là thiết thực thì cùng một khía cạnh, các quyền này có thể bị hạn chế. Như vậy, nếu việc cho phép tự do ngôn luận và tiêu dùng gây ra nhiều điều tiêu cực hơn thì rõ ràng chúng phải bị hạn chế. Một ví dụ đơn thuần là việc cấm hô “cháy” trong một nhà hát đông đúc khi không xảy ra cháy.

Quyền tự do ngôn luận - Đâu là giới hạn? 7

Nếu ý kiến về những quyền vốn có được chấp nhận, việc hạn chế quyền này có thể được biện minh bằng các quyền khác. Trong trường hợp của tự do ngôn luận, quyền được sống sẽ bảo đảm ngăn chặn người dân không hét “cháy” trong một nhà hát đông đúc. Thách thức ở đây là tạo ra một cấp bậc các quyền. Tuy nhiên, sẽ là hợp lý khi đặt quyền sống lên vị trí tối quan trọng chỉ bởi sống sót là điều kiện cần cho các quyền khác.

Nếu bài phát biểu của một người có thể làm người đó và những người khác gặp nguy hiểm, thì điều này có thể biện minh cho việc trì hoãn bài phát biểu đó cho đến khi đảm bảo an ninh hoặc thậm chí huỷ bỏ nó nếu không thể sắp xếp được trật tự. Người ta có thể làm việc này bằng cách đưa ra một minh chứng thiết thực hoặc lập luận rằng quyền không bị làm tổn hại sẽ được đặt lên trên các quyền tự do ngôn luận hay tiêu dùng. Tương tự đối với các trường hợp khác, quyền tự do phải cân bằng với sự an toàn.

Điều này dẫn đến mối quan ngại rõ ràng rằng tự do ngôn luận và tự do tiêu dùng có thể bị cản trở chỉ bằng đe dọa bạo lực. Khi đó, các cá nhân và tổ chức sẽ sẵn sàng đưa ra những lời đe dọa gây tác động đáng kể đến sự kiểm duyệt an ninh. Ở mặt hạn chế, đe dọa như vậy là hành vi phạm tội. Thật không may, Internet đưa đến rất nhiều cách đe dọa nặc danh khiến cảnh sát phải đối mặt với thách thức không nhỏ trong việc giải quyết chúng.

Quyền tự do ngôn luận - Đâu là giới hạn? 8

Quyết định đối phó thế nào với các mối đe dọa bạo lực đòi hỏi sự cân nhắc giữa các quyền ngôn luận, quyền tiêu dùng và những mối hại tiềm tàng. Theo nguyên tắc chung, sẽ là hợp lý khi hoãn lại một bài phát biểu trước nguy cơ một mối đe dọa có thể xảy ra mà không thể giải quyết kịp thời. Mối đe dọa có cơ sở đó cần được các cơ quan thực thi luật pháp xử lý và sau đó, bài phát biểu có thể được tiến hành. Nếu có thể cải thiện độ an toàn nơi công cộng trước mối đe dọa đến mức chấp nhận được (trong những nguồn lực có sẵn), thì nên tiến hành bài phát biểu bình thường. Phương pháp này có thể dễ dàng được chứng minh trên cơ sở thực tế: mọi người được giữ ở mức an toàn tương đối và cùng lúc đó, các mối đe dọa không trở thành yếu tố vượt ngoài mức kiểm soát. Điều này đòi hỏi tiểu bang phải đối phó nghiêm túc với các mối đe dọa và có hành động thích hợp.

Dĩ nhiên, phải nói thêm rằng những người đe dọa như vậy cũng phải có trách nhiệm về mặt đạo đức: họ đã sai khi làm điều này. Ví dụ như, nếu không thích quan điểm của Coulter, họ nên yêu cầu nhóm sinh viên trong trường mời họ lên tiếng chống lại quan điểm của cô ấy ngay bên trong khuôn viên trường Berkeley.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button