Tổng Hợp Review

Những loại côn trùng có ích bà con nông dân nên biết

Nhung loai con trung co loi ba con nong dan can biet

Trong tự nhiên, bên cạnh những loại côn trùng gây hại cho mùa màng, thì vẫn còn rất nhiều loài có ích mà bà con nông dân có lẽ còn chưa biết hết. Những loài côn trùng có ích thường thuộc một trong 3 loại sau: loài ăn thịt, ký sinh và những loài côn trùng thụ phấn.

  • Đối với loại ăn thịt: chúng bắt và ăn những loài sinh vật khác như côn trùng và các loại ve. Những loại côn trùng ăn thịt có thể kể đến như: bọ rùa, bọ đất, ruồi giấm, rệp vừng, ong bắp cày vàng…
  • Đối với loài ký sinh: là những loài ký sinh trên một côn trùng khác, các giai đoạn phát triển và trưởng thành đều diễn ra bên trong vật chủ của nó.
  • Đối với loài côn trùng thụ phấn: ong mật, bướm, hoặc một số loại côn trùng ăn mật và phấn hoa.

con trung co loi cho nha nong

Và một thuật ngữ mà mọi người và đặc biệt là bà con nông dân nên biết đó là: “thiên địch”.  Hiểu nôm na thì có nghĩa là những sinh vật có lợi trong tự nhiên, chúng giúp tiêu diệt các loài côn trùng sâu bọ gây hai cho mùa màng, nông nghiệp. Trong hệ sinh thái sẽ luôn tồn tại những nhóm thiên địch khác nhau, giúp cân bằng và  hạn chế sự phát triển của những loài gây hại. Đối với những loại côn trùng có ích đã giới thiệu trên, ta có thể gọi chung là thiên địch.

Dưới đây là một số thiên địch có lợi mà nếu bà con có thể tận dùng thì sẽ rất có ích cho cây trồng của mình:

Bọ rùa

Hình thái: Có rất nhiều loại bọ rùa và chúng rất đa dạng về màu sắc và kích thước. Phụ thuộc vào mỗi loài, chúng sẽ có những màu sắc khác nhau như đen, đỏ, cam đỏ cho tới toàn màu vàng. Nhưng phần lớn bọ rùa đều có dạng màu đốm với các hình thù trên lưng.

Kích thước:

  • Con trưởng thành: 1 – 5 mm
  • Ấu trùng trưởng thành: 1 – 7.5 mm

Các loài bọ rùa có ích phải kể đến như: bọ rùa đỏ, bọ rùa vàng, bọ rùa 6 chấm. Tất cả bọ rùa này kể cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu, rầy cám trung bình từ 5 – 10 con mỗi ngày.

Bọ cánh ren (bọ mắt vàng)

bo canh ren

Có cơ thể gần như màu xanh lá. Đối với con trưởng thành có cánh ren, mỏng và trong suốt do. Bạn có thể dễ dàng nhìn thấy các tĩnh mạch chạy đan xen nhau trên mỗi cánh trông giống như chiếc lưới vậy. Ngoài ra loài này còn có râu dài cùng phần miệng sắc bén để nhai thức ăn.

Kích thước:

  • Con trưởng thành: 10 – 20 mm
  • Ấu trùng trưởng thành: 6 – 10 mm

Loài bọ cánh ren này chúng ăn những loại động vật thân mềm như rệp vừng, rệp sáp…Giúp người làm vườn bảo vệ mùa màng.

Bọ ngựa

Trái ngược hoàn toàn với những suy nghĩ xưa cũ luôn cho rằng bọ ngựa là loài phá hoại mùa màng. Thì chắc chắn bạn sẽ phải suy nghĩ lại khi biết chúng có thể xử lý cả những loài sâu bệnh khó nhằn nhất trong vườn của mình đấy! Bọ ngựa có màu xanh lá màu thực vật do vậy chúng hơi khó nhận ra. Nhưng chính điều này lại mang đến cho chúng sự ngụy trang hoàn hảo để săn mồi và bảo vệ mình trước kẻ địch.

Ong ký sinh

ong ky sinh

Có thể kể đến một số loài ong ký sinh như ong kén nhỏ, ong đen. Chúng đẻ trứng vào trứng hoặc sâu non, sau đó trứng ong này sẽ phát triển và phá hủy vật ký sinh. Trung bình một ngày một con ong có thể đẻ được vài chục trứng. Ngoài ra thì còn một số loại ong khác trong đó có ong đa phối ký sinh sâu cuốn lá, mỗi lần chỉ đẻ 1 trứng nhưng trứng này sẽ nhanh chóng phát triển và có thể nở thành hơn 200 con ong.

Đối với loại ăn thịt: chúng bắt và ăn những loài sinh vật khác như côn trùng và các loại ve.Những loại côn trùng ăn thịt có thể kể đến như: bọ rùa, bọ đất, ruồi giấm, rệp vừng, ong bắp cày vàng… Đối với loài ký sinh: là những loài ký sinh trên một côn trùng khác, các giai đoạn phát triển và trưởng thành đều diễn ra bên trong vật chủ của nó.Tất cả bọ rùa này kể cả con trưởng thành và ấu trùng của chúng đều ăn rầy nâu, rầy cám trung bình từ 5 – 10 con mỗi ngày.

Related Articles

Trả lời

Back to top button