QUY TRÌNH SẢN XUẤT LỤA TƠ TẰM
Nhuộm màu
Tất nhiên nếu các bước trên đã hoàn thành thì không thể bỏ qua bước cuối cùng được vì tính thẩm mỹ cao bao nhiêu, đánh vào thị giác của người khách hàng hay không là tùy vào khâu nhuộm màu.
Ngày nay với máy móc hiện đại,màu trắng ngà ban đầu của sợi tơ được khoác một lớp áo mới mẻ hơn, đa dạng phong phú hơn,và rất nhiều người ưa chuộng bởi màu sắc đẹp mắc của chúng.
Nuôi tằm
Đây là khâu đòi hỏi kỹ thuật cao và những thức ăn phải phù hợp để tránh cản trở quá trình hình thành của tằm. Thức ăn chủ yếu của tằm là lá dâu, tuy nhiên lá dâu phải được lấy những nơi an toàn màu mỡ và không có ô nhiễm. Và tùy vào độ lớn của tằm để chọn thức ăn.
Với giai đoạn đầu thì tằm trải qua 3 quá trình lột xác cùng với 3 thời kỳ ăn để lớn,trong giai đoạn này tăng tiêu thụ 1 lượng thức ăn từ 75-80%,chúng ăn cả ngày tầm 10 bữa và phải cung cấp đầy đủ lượng thức ăn để có đủ khả năng trong quá trình tạo kén
Dệt lụa
Từ những sợi tơ được tạo ra con người bắt đầu vào quá trình dệt lụa và tùy vào chất liệu của từng sợi để tạo ra những thành phẩm có độ bền khác nhau. Có thể là thủ công hay hiện đại trong khâu này đòi hỏi phải cần mẫn ,chịu khó để cho ra những loại vải đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Ươm tơ
Sau một tuần tằm lên né thì chúng ta bắt đầu ươm tơ và trong vòng năm ngày phải ươm tơ hết các kén đã đóng nếu chậm sẽ biến thành con ngài, sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình ươm tơ cũng như chất lượng của tơ.
Kén được đem vào và cho vào nước nóng để kéo ra sợi tơ. Những sợi tơ ấy sẽ được sẻ với nhau, tùy vào số lượng sợi và số vòng xoắn, và kỹ thuật dệt thủ công hay hiện đại để cho ra các loại vải có màu sắc, độ dày- mỏng, hay độ co giãn khác nhau.