Tất tần tật cách cúng đầy tháng cho bé gái
Cách cúng đầy tháng cho bé gái
Để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thôi nôi thì gia đình cần biết được những lễ vật cũng như nghi lễ cần thiết khi sắp lễ. Phải tìm hiểu xem có bao nhiêu lễ vật, số lượng là bao nhiêu cho đúng? Bài văn cúng ra sao và cúng như thế nào cho đúng trình tự.
12 là con số bạn cần ghi nhớ bởi tương ứng với 12 bà Mụ là 12 lễ vật, bởi mỗi một bà Mụ lại có một nhiệm vụ và trách nhiệm riêng, việc chuẩn bị đày đủ 12 lễ sẽ giúp bạn dễ dàng thể hiện lòng thành kính cũng như thể hiện rõ rệt tấm lòng cảm ơn các bà đã chăm sóc cho bé suốt thời gian qua, tương ứng với 12 lễ vật thì sẽ có 1 lễ vật tương tự nhưng với kích thước to hơn.
Các lễ vật cần chuẩn bị
- Hoa quả cần có 5 loại quả như dứa, xoài, cam quýt..
- Hoa tươi chọn nhiều màu và tươi tắn
- Hương
- Nến
- Đèn cầy
- Gạo và nước muối sạch
- Nước lọc
- Rượu
- Trầu têm phượng
- Tiền vàng mã
- Thịt lợn, gà luộc
- Xôi đậu xanh hay xôi gấc hay xôi vậy đều sắp làm 12 đĩa nhỏ và 1 đĩa lớn để bầy đầy đủ
- Chè đối với bé gái nên cúng bằng bánh trôi nước
- Giấy cúng đầy tháng (gồm có mâm 12 đôi hài và đồ cho bà Mụ và hài lớn bà Chúa)
Ngoài ra cần chuẩn bị thêm chén đũa, dĩa và 1 đôi đũa hoa.
Nguồn gốc của nghi lễ cúng đầy tháng
Nghi lễ cúng đầy tháng đã xuất hiện từ thời xa xưa và đây mà một nghi lễ lâu đời được truyền từ đời này sang đời khác mang lại ý nghĩa quan trọng cũng như là một điểm nhấn cho nét đẹp văn hóa Việt Nam. Theo những cụ xưa quan niệm, bà Mụ là người có quyền quyết định giới tính của bé và có khả năng nặn lên hình hài của bé. Đức Ông là người có thể bảo vệ cả cho mẹ và bé “mẹ tròn con vuông”. Đây là nghi lễ thể hiện tấm lòng thành kính của gia đình đối với 12 bà Mụ và Đức Ông.
12 bà Mụ gồm những ai và có chức năng gì? Mỗi một bà Mụ có một chức năng nhiệm vụ khác nhau được Ngọc Hoàng giao phó cho để có thể chăm sóc, giám sát việc sinh đẻ của phụ nữ dưới trần gian.
- Mụ bà Trần Tứ Nương trông coi việc sinh đẻ,
- Mụ bà Vạn Tứ Nương là người coi việc thai nghén của bà bầu,
- Mụ bà Lâm Cửu Nương là người coi việc thụ thai nên đứa bé,
- Mụ bà Lưu Thất Nương quyết định giới tính,
- Mụ bà Lâm Nhất Nương coi việc chăm sóc bào thai phát triển bình thường,
- Mụ bà Lý Đại Nương coi việc chuyển dạ khi sắp sinh,
- Mụ bà Hứa Đại Nương coi việc sinh của mẹ bầu,
- Mụ bà Cao Tứ Nương coi việc ở cữ sau sinh 1 tháng,
- Mụ bà Tăng Ngũ Nương được giao nhiệm vụ coi trẻ mới sinh,
- Mụ bà Mã Ngũ Nương giám sát việc bế trẻ,
- Mụ bà Trúc Ngũ Nương coi việc giữ trẻ khi chơi và ngủ,
- Mụ bà Nguyễn Tam Nương chứng kiến và giám sát việc sinh đẻ sao cho thuận lợi nhất.
Với quan niệm của người xưa thì tuổi của bé gái sẽ được tính bắt đầu từ ngày đầy tháng, cuộc đời của đứa bé cúng được bắt đầu từ đây. Nghi lễ này không chỉ thể hiện tấm lòng thành tâm cảm ơn các bà Mụ mà còn để thể hiện ước nguyện hạnh phúc và bình an cho bé gái trong cuộc sống tương lai sau này. Để cảm ơn sự chở che và chăm sóc trong suốt giai đoạn thai kỳ thì các đồ cúng và lễ vật cần được chuẩn bị một cách đầy đủ nhất, chính vì vậy các bà mẹ và gia đình nên cẩn thận và thật đầy đủ khi sắp xếp lễ cúng.
Cách tính ngày đầy tháng cho bé gái
Theo quan niệm ngày xưa thì có cách tính tuân theo quy tắc” gái lùi 2 trai lùi 1” được hiểu là bé gái được tính lùi đi 2 ngày và bé trai chỉ cần lùi đi một ngày. Tuy nhiên hiện nay các gia đình lại lấy ngày sinh giống với ngày đầy tháng tháng sau để có thể dễ dàng tính toán và cúng như tính nhanh các giai đoạn phát triển của đứa bé.
Nghi thức cúng đầy tháng bé gái
Khi các lễ vật được chuẩn bị sẵn sàng thì chúng ta sắp lên 2 mân một mâm to và 1 mâm nhỏ hơn. 2 Mâm được sắp cao thấp hơn nhau 10 phân và được bày chính giữa hương án. Sắp thành 12 mâm lễ vật cho 12 bà Mụ và 1 lễ to hơn dành cho bà Mụ chúa.
- Mâm lễ mặn với hương hoa nước trắng để ở mâm trên cùng, mâm dưới là tôm cua ốc. Soạn một mâm trên đầu giường bé nằm rồi đốt nến lên để cúng bà Mụ.
- Sau khi cúng bà Mụ thì đốt quần áo và tiền vàng, bóc bim bim và hoa quả cho trẻ em trong nhà, chia sách bút để lấy lộc chỉ để lại cho mình vài món.
- Ở một vài nơi còn có nghi thức bắt miếng hay là nghi thức khai hoa cho bé gái. Bé gái sẽ được đặt ngay trên bàn giữa rồi ba mẹ bé sẽ rót trà thắp hương xin phép các vụ bắt miếng.
- Một người quý phái sang trọng sẽ bế bé một tay và tay kia cầm hoa nói những lời tốt đẹp sau: “Mở miệng ra cho có bông, có hoa. Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ. Mở miệng ra cho có bạc, có tiền. Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến…”
- Sau khi cầu mong những điều tốt đẹp đến với bé gái thì gia đình sẽ tiếp tục với nghi lễ đặt tên cho bé gái. Sẽ lấy 2 đồng tiền cổ để gieo, nếu có 1 đồng úp 1 đồng ngửa thì các cụ đã chấp nhận cái tên mà ba mẹ chọn sẵn. Còn nếu như 2 đồng đều úp hay 2 đồng đều ngửa, tuân theo nguyên tắc quá tam ba bận thì cha mẹ nên suy nghĩ 1 cái tên khác cho con để đảm bảo vừa lòng các cụ và sẽ được các cụ phù hộ.