Tư Vấn

TÁC DỤNG PHỤ CẦN LƯU Ý KHI ĂN TRÁI CÂY

Việt  Nam chúng ta nằm trong vùng nhiệt đới, được thiên nhiên ban tặng vô vàn các loại trái cây phong phú. để sử dụng đúng cách trái cây hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn trái cây để sử dụng trái cây đúng cách và đúng người nhé! 

 Nếu lạm dụng và không dùng đúng, trái cây có thể sẽ là thủ phạm gây bệnh, làm cho một số bệnh tật ngày càng nghiêm trọng hơn. Bất kỳ thực phẩm nào tốt đến đâu cũng cần có phương pháp sử dụng đúng cách, đúng liều lượng, mỗi loại trái cây đều có tác dụng phụ không mong muốn khi ăn quá nhiều nên các bạn hãy sáng suốt khi sử dụng thực phẩm.

  1. Tác dụng phụ của mận khi ăn quá nhiều:

     

    • Ăn nhiều mận nóng, dễ gây mụn nhọt do chứa nhiều đường.
    • Mận là loại trái có nhiều chất chua (axit), nó có khả năng phân giải Ca – P và chất Protein trong cơ thể, nếu như các chất trên bị mất nhiều do ăn mận, có thể sẽ gây bệnh cho người dùng.
    • Đồng thời, vị chua quá nhiều cũng sẽ không có lợi cho tiêu hóa. Chất chua làm thối rữa chân răng, đặc biệt là răng tuổi nhi đồng, ăn mận nhiều dễ bị sâu răng.
  2. Tác dụng phụ của quýt khi ăn quá nhiều:

     

    • Lâu lâu mới được ăn vài trái quýt chắc chắn không hại gì sức khỏe nhưng ăn quá nhiều quýt sẽ lợi bất cập hại.
    • Các chuyên gia y tế cho rằng, một ngày không nên ăn quá 3 trái quýt vì 3 trái quýt có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin C cho một người. Trong khi đó, không phải một ngày, một người chỉ ăn 3 quả quýt mà còn ăn thêm nhiều thực phẩm khác, nhất là các rau quả khác có vitamin C và như vậy sẽ làm thừa vitamin C. Khi đã thừa vitamin C chắc chắn sẽ không có lợi cho sức khỏe.
    • Ăn nhiều quýt cũng không có lợi cho vòm miệng và răng.
    • Ăn quýt quá nhiều sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày, ảnh hưởng tới tiêu hóa bình thường của dạ dày.
  3. Tác dụng phụ của dưa hấu khi ăn quá nhiều:

     

    • Bản chất dưa hấu có tác dụng giải nhiệt ngày nóng. Nếu ăn vài miếng để “giải nhiệt” cũng không sao nhưng nếu bữa nào cũng ăn, buổi nào cũng ăn, chắc chắn không tốt cho sức khỏe.
    • Đặc biệt, những người tiêu hóa xấu, những người hay tiểu đêm và người có bệnh di tinh, không nên ăn nhiều dưa hấu.
    • Ăn nhiều dưa hấu cũng làm hại lá lách, dạ dày và dẫn đến chán ăn, thậm chí mắc bệnh khó tiêu mãn tính.
    • Với người cao tuổi, chức năng tiêu hóa kém, ăn nhiều dưa hấu sẽ làm chứng chán ăn tăng, tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
    • Với những người “bụng yếu” thì không nên dùng dưa hấu.
    • Khi bổ dưa hấu ra cũng nên dùng ngay bởi không dùng ngay để trong vài giờ, vi khuẩn rất dễ xâm nhập, ăn vào sẽ không tốt cho sức khỏe.
    • Những người đang trong thời kỳ muốn sinh con, nhất là với đàn ông sức khỏe không tốt, không nên ăn nhiều dưa hấu. Để tìm hiểu kỹ hơn về dưa hấu Bạn có thể xem thêm bài viết này: AI KHÔNG NÊN ĂN DƯA HẤU?
  4. Tác dụng phụ của hồng khi ăn quá nhiều:

     

    • Trong hồng có nhiều loại vitamin và chất béo, khi các chất này gặp vị toan trong cơ thể sẽ thành chất không tan, lắng đọng bằng các hạt nhỏ li ti để ra ngoài.
    • Nếu ăn nhiều hồng sẽ làm tăng thành phần lắng, dễ thành hạt to khó thoát ra ngoài và khả năng kết thành tảng to làm tắc nghẽn tiêu hóa.
    • Khi ăn hồng vào lúc đói, vị toan lúc đó cũng cao, nguy cơ làm kết tảng cao hơn. Nếu năn sau bữa ăn, do các vị toan đã bị thức ăn dùng hết, hiện tượng kết tảng sẽ ít diễn ra hơn.
  5. Tác dụng phụ khi ăn chuối quá nhiều:

    • Một số người có sở thích ăn chuối tiêu nên lúc nào cũng sẵn có chuối tiêu trong nhà. Nhưng một số người khác kể cả đói, no nếu ăn chuối tiêu vào là đau bụng.
    • Chuối tiêu có hàm lượng Mg (magie) cao, nếu ăn nhiều lúc đói làm Mg trong huyết tương tăng lên đột ngột, làm mất cân đối tỷ lệ Mg và Canium, khi đó sẽ gây ra hiện tượng ức chế trong mạch máu, không có lợi cho sức khỏe.
    • Các bác sỹ cũng khuyến cáo, không nên ăn chuối lúc đói, sẽ không tốt cho dạ dày.
  6. Tác dụng phụ của táo tàu khi ăn quá nhiều:

     

    • Táo tàu không chỉ có nhiều chất dinh dưỡng mà còn là một dược liệu tốt cho đông y. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hoặc sử dụng không đúng sẽ trở nên lợi bất cập hại.
    • Theo các chuyên gia y tế, trên lâm sàng có 7 điều kỵ không được ăn táo tầu là:
      • Bụng đầy no
      • Bệnh cam của trẻ con
      • Bệnh ngứa lở mụn nhọt
      • Người đau răng, sâu răng
      • Người mắc bệnh hoàng đản
      • Người có bệnh táo bón.
  7. Tác dụng phụ khi ăn bưởi quá nhiều:

    • Không ít người vì muốn giảm cân cấp tốc mà lạm dụng trái bưởi và như vậy sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
    • Bưởi có thể thúc đẩy quá trình giảm cân do đó giúp làm giảm đề kháng insulin. Bưởi được cho là loại trái cây có thể kiểm soát nồng độ insulin khi tiêu thụ trong bữa năn.
    • Tuy vậy, nước ép bưởi có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc, vì thế không nên uống thuốc rồi ăn bưởi ngay hoặc ngược lại. Nên uống thuốc rồi sau 2 giờ mới nên ăn hoặc uống nước bưởi.
  8. Tác dụng phụ của vải khi ăn quá nhiều:

     

    • Vải tươi chứa hàm lượng đường cao vậy khi ăn nhiều sẽ gây cảm giác no, đầy và khi đó không thể ăn được các loại tinh bột, tình trạng hạ đường huyết sẽ diễn ra – đó là khi đã mắc phải “bệnh vải”.
    • Bệnh vải là gì?: có các triệu chứng như chóng mặt, hoa mắt, da nhợt nhạt, khát nước, buồn nôn, ra mồ hôi.
    • Lý do có hiện tượng trên là do vải có chứa nhiều frucotose, làm tăng đáng kể hàm lượng trong máu nếu ăn nhiều vải. Trong điều kiện đó, gan sẽ không thể chuyển hóa hết được frucotose, lúc đó, lượng đường trong máu sẽ tăng cao bất thường.
    • Người bị bệnh tiểu đường cũng hạn chế ăn vải.
  9. Tác dụng phụ của xoài khi ăn quá nhiều:

    • Xoài có thể giúp “cải lão hoàn đồng”, tiêu diệt các gốc tự do gây ra ung thư nên không ít người đã lạm dụng xoài.
    • Xoài cũng là loại trái cây dễ ăn, dễ mua, sạch sẽ nên có thể dùng tùy ý.
    • Nên dùng xoài đúng cách,  không ăn quá nhiều nếu không sẽ làm suy lá lách, dẫn đến nôn, tiêu chảy, dị ứng.
    • Trong xoài có các chất chống ôxi hóa, làm mất tác dụng của các phân tử gốc tự do gây hại cho tế bào và gây ra những trục trặc cho sức khỏe nhất là với tim, già trước tuổi và ung thư.
  10. Tác dụng phụ khi ăn dứa (thơm, khóm) quá nhiều:

     

    • Dứa có nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe người dùng, cải thiện tế bào da, chống lão hóa, giảm hiện tượng khô da và bong tróc. Dứa có nhiều vitamin C, chứa chất đặc biệt proteinase có thể làm tăng tính thấm của niêm mạc dạ dày.
    • Một số người có thể bị đau bụng, ngứa, buồn nôn, nhức đầu, sốc sau khi ăn dứa.
    • Để tránh hiện tượng nói trên, trước khi ăn dứa nên ngâm trong nước muối từ 15 – 20 phút.
  11. Bí quyết sử dụng trái cây đúng cách đơn giản:

    • Mỗi loại trái cây ta nên sử dụng vào mỗi thời gian khác nhau, để biết rõ hơn:

      THỜI GIAN BIỂU ĂN TRÁI CÂY THÍCH HỢP VÀ KHOA HỌC NHẤT

    • Không ăn quá 3 loại trái cây một lần.
    • Mỗi ngày ăn không quá 3 lần 1 ngày
    • Mỗi lần ăn không quá 200g trái cây.

Bài viết trên đã phần nào liệt kê ra được tác dụng phụ cần lưu ý khi ăn trái cây với các loại trái cây thông dụng ở nước ta. Chúc Bạn luôn sáng suốt khi lựa chọn và dùng thực phẩm.

Related Articles

Trả lời

Back to top button