Rao Vặt Tổng Hợp

Câu chuyện khởi nghiệp của Shoes.com

Từ căn hộ tại tầng hầm Dunbar đến công ty kinh doanh thương mại điện tử hàng đầu trong trong lĩnh vực giày dép, câu chuyện khởi nghiệp của Sean Clark và Hardy chắc chắn là những gì các nhà khởi nghiệp cần phải đọc.

Câu chuyện khởi nghiệp của Shoes.com 2

Cách đây hơn 3 năm, Shoes.com là một công ty khởi nghiệp ngay tại một căn hộ ở tầng hầm Dunbar, Sean Clark và mẹ của anh đã tự mình đóng gói giày và gửi tới khách hàng mua trực tuyến.

Clark phỏng vấn nhân viên đầu tiên tại một quán cà phê Blenz ngay góc giao giữa đường West 4th và Alma. Công việc chỉ yêu cầu: “Phải có máy tính xách tay”.

Ngày nay, Shoes.com sở hữu 8 triệu khách hàng thân thiết, với khoảng 300 triệu USD doanh thu hàng năm, tăng so với 10 triệu USD năm trước. Công ty đặt mục tiêu 1 tỷ USD doanh thu vào năm 2020.

Trong tuần này, công ty thương mại điện tử ở Vancouver sẽ trở thành đại lý bán lẻ trực tuyến đầu tiên cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 2 tiếng đồng hồ đến khách hàng Canada – đây là mục tiêu khá cao mà Amazon.com đã tiên phong thực hiện ở Mỹ và nó cũng được xem là ứng dụng thống lĩnh trong ngành bán hàng trực tuyến. Kế hoạch giao hàng trong 2 tiếng đồng hồ sẽ bắt đầu ở Vancouver và Toronto với những sản phẩm giày, dép được chọn lọc và sẽ trải rộng đến những trung tâm thành phố và với nhiều sản phẩm nữa.

“Bạn cung cấp sản phẩm đến khách hàng càng nhanh, khả năng họ quay lại mua hàng càng cao. Họ trở lại càng sớm, giá trị của bạn càng cao”, Roger Hardy đồng sáng lập Shoes.com cho hay. “Họ chỉ tiêu tiền bởi vì họ thích trải nghiệm”

Tốc độ có thể cũng mô tả được quỹ đạo của công ty – từ văn phòng ở tầng hầm Dunbar đến sở hữu một khu nhà lớn ở Olympic Village, rồi đến những văn phòng như ngày nay ở phía tây Georgia. Shoes.com điều hành đại lý trực tuyến cùng tên ở Mỹ với đối tác của nó ở Canada, ShoeMe.ca.

Vào thời điểm này năm ngoái, công ty có chưa tới 40 nhân viên. Hôm nay, nhờ vào việc mua lại hai đại lý giày của Mỹ,  nó đã có gần 650 nhân viên, gồm 120 nhân viên ở Vancouver và số còn lại ở Seattle, các trung tâm phân phối ở Ohio và Mississauga. Hiện tại, công ty đang tuyển 100 vị trí, với nhu cầu mọi thứ từ IT, đến dịch vụ khách hàng, tiếp thị, hậu cần, vận hành và tài chính.

Clark và Hardy có kinh nghiệm về dịch vụ bán lẻ trực tuyến với công ty Clearly Contacts. Khi Zappos, một đại lý giày trực tuyến của Mỹ rời thị trường Canada vào năm 2011, nó đã để lại một khoảng trống trên thị trường.

Clark rút khỏi Clearly Contacts.  Tháng 1 năm 2012, với sự hỗ trợ tài chính từ Hardy đã mở công ty Shoeme.ca, sau này trở thành một phần của Shoes.com.

Lúc đầu, tài chính hạn hẹp đến đỗi Clark phải dùng hết 500 USD trong thẻ tín dụng để mua ứng dụng Google adwords.

“Chúng tôi biết lối kinh doanh thương mại điện tử ở Canada vẫn trong thời kỳ thai nghén, ví dụ lượng mua giày trực tuyến ở Canada chỉ chiếm 2% trên tổng lượng mua, khi đó Mỹ dẫn trước 17% và ở Hàn Quốc là 25%.

Một phần cũng vì yếu tố cá nhân. Clark là một trong những người British Columbia phải vất vã vượt qua biên giới để nhận hàng được đặt từ các trang web ở Mỹ.

 “Vợ của tôi là một người cuồng mua sắm trực tuyến và tôi phải lái xe tới Blaine để nhận đơn hàng trên Amazon và quay về nói, “Có một cơ hội thật sự ở đây.”

Clark không có tiền để mua hàng trữ trong kho, nhưng anh không bao giờ bỏ cuộc.

Có bao nhiêu đôi giày mà anh có trong kho để bán khi anh mở cửa hàng trực tuyến với chi phí 60 USD một tháng thông qua kênh Shopify?

“Không phải là một chiếc giày,” Clark trả lời. “Tôi phải đi đến tận nhiều cửa tiệm và mua chúng và đóng gói và giao hàng. Thậm chí tôi phải đi dọc các bang để tìm những mặt hàng để hoàn tất những đơn đặt hàng đầu tiên bởi vì những gì chúng tôi đang làm là kiểm chứng để biết có thị trường không.

Chỉ khi Clark bỏ ra 500 USD trong thẻ tín dụng của mình và chi cho quảng cáo trực tuyến thì khuôn khổ mới được hình thành

“Ngay sau đó và rồi doanh thu mới bắt đầu có”, anh ấy chia sẻ, “Tôi nhớ buổi sáng hôm đó…Tôi gọi Roger và nói, “Roger nó đã hoạt động rồi, nó đang hoạt động” và anh ấy trả lời, “ Tốt rồi, bây giờ hãy đi tìm mẫu giày đó.”

Clark thuyết phục các nhà cung cấp để chuyển từ lối bán hàng truyền thống mà nơi đó những nhà bán lẻ mua hàng tồn kho, sang lối giao hàng trực tiếp, cách mà đại lý bán lẻ trực tuyến nhận đơn hàng và chúng được nhà sản xuất hay nhà phân phối giao thẳng tận tay khách hàng. Nó là một mô hình được khởi xướng trong thị trường cung ứng văn phòng ở Canada do BuildDirect ở Vancouver thực hiện, nhưng đó là lần đầu tiên cho việc kinh doanh giày ở Canada. Việc thuyết phục nhà phân phối để chấp nhận mô hình mới là một thách thức mà Clark đối mặt với những vũ khí đơn thuần, như anh ấy nói, “Đó là một cặp sách, một danh thiếp và một ước mơ”.

Hiện nay, có khoảng 50% giày mà công ty bán ra được nhà phân phối giao trực tiếp, và 50% còn lại được trữ trong kho hàng và gồm những dòng sản phẩm riêng của công ty. Bộ sưu tập mặt hàng trực tuyến bao gồm mọi thứ từ thương hiệu giày dép John Fluevog đến nhãn hàng Stride Rite cho trẻ em.

Bán sách trực tuyến thì dễ dàng, còn để mặc vừa vặn một chiếc áo sơ mi hay bộ vest thì hơi khó khăn tí, nhưng nói về giày thì cần phải xem xét kỹ hơn.

Hardy cho biết “Đó không chỉ là vấn đề về đôi chân bạn – mà đó là về giày nữa, tất cả đôi giày đều được sản xuất khác nhau – đôi giày số 10 thuộc một nhãn hiệu này thì khác với cỡ giày như vậy ở nhãn hiệu khác,” anh còn tiết lộ rằng công ty đang sử dụng công nghệ quét ba chiều cho từng đôi giày được bán ra và làm cho phù hợp với tầm nhìn ba chiều cho từng đôi chân của khách hàng.

 “Chúng tôi thật sự không quan tâm lắm những gì nhà sản xuất in lên đôi giày, chúng tối chỉ cần biết chúng vừa với đôi chân của bạn,” Hardy cho biết công nghê điều chỉnh độ vừa vặn sẽ sẵn sàng trước mùa xuân.

Triển khai theo chiều hướng này là một tính năng tìm kiếm trực quan cho phép khách hàng tiếp cận được hình ảnh đôi giày họ yêu thích và tìm được đôi giày phù hợp nhất trong dữ liệu trực tuyến. Cũng có hai cửa hàng kinh doanh, một ở Toronto tai Q4 và Vancouver tại Q1, được thiết kế để trưng bày các nhãn hiệu.

Cửa hàng trực tuyến, miễn phí giao hàng và phí trả lại hàng, thì kiếm được 20% lợi suất. Giá trung bình của đơn hàng là 120 USD.

Trong khi Hardy và Clark đang chứng kiến lợi suất giảm với sự đổi mới quy mô và hình ảnh trực tuyến về giày, họ nói đó không phải việc khách hàng không thích sản phẩm. Thường thì đó là việc đổi lại sản phẩm.

“Vài khách hàng muốn có riêng shop giày của họ ngay tại phòng khách”, Hardy cho biết. “Vì chuẩn bị cho lễ tựu trường tôi nghĩ nhiều người mẹ đã làm thế”

“Khách hàng sẽ đặt hàng 5 đôi giày, rồi quyết định đôi giày mà họ thích và trả lại 2 đôi. Đó là điểm đặc trưng của mô hình hoạt hoạt động này – Miễn phí giao hàng, miễn phí đổi trả.”

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button