Tư Vấn

ĂN MÍT TỐT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO VÀ BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN?

ĂN MÍT TỐT CHO CƠ THỂ NHƯ THẾ NÀO VÀ BÀ BẦU CÓ NÊN ĂN?

Tuy có một ngoại hình không bắt mắt nhưng về giá trị dinh dưỡng, trong mỗi múi mít chín có protein 0,6-1,5% (tùy loại mít), glucid 11-14% (bao gồm nhiều đường đơn như fructose, glucose, cơ thể dễ hấp thụ), caroten, vitamin C, B2… và các chất khoáng như sắt, canxi, photpho… Hạt mít cũng có giá trị dinh dưỡng như các loại hạt và củ khác. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những công dụng chung của mít bạn nhé!

Mít giúp ngăn ngừa hen suyễn

Mít chứa một số chất dinh dưỡng làm cho nó khá hữu ích trong việc điều tiết bệnh hen suyễn và các vấn đề về đường hô hấp. Với công dụng này, bạn có thể sử dụng hoa, quả của nó. Đặc biệt rễ mít luộc cũng là một trong những liệu pháp tự nhiên hiệu quả nhất để điều trị bệnh hen suyễn.

Mít giúp cải thiện thị lực

Vitamin A và chất chống oxy hoá trong quả mít giúp bạn có tầm nhìn tốt hơn. Nó giúp khắc phục nhiều vấn đề về thị lực liên quan đến thoái hoá điểm vàng, đục thuỷ tinh thể và bệnh quáng gà.

Mít giúp duy trì các mức đường huyết ổn định

Nhiều loại trái cây có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân bị tiểu đường do hàm lượng lượng mà bản thân nó có. Ngược lại, khi bạn tiêu thụ mít ở lượng vừa phải, có thể giúp bạn cân bằng lượng đường trong thể.

Mít giúp tăng cường thị lực và làn da thêm khoẻ

Mít có chứa nhiều vitamin A, một loại chất dinh dưỡng có tác dụng rất lớn trong việc duy trì sức khỏe của đôi mắt và làn da. Mít có tác dụng ngăn ngừa các bệnh liên quan đến mắt như thoái hóa điểm vàng và bệnh quáng gà.

Mít giúp ngăn ngừa loãng xương rất tốt

Mít giàu canxi, giúp củng cố và tăng cường sự phát triển cũng như sức khoẻ của khung xương. Đồng thời lượng kali mà mít có cũng giúp ngăn ngừa loãng xương, tăng cường mật độ xương và làm giảm nguy cơ thiếu hụt canxi trong cơ thể.

BÀ BẦU CÓ ĂN MÍT ĐƯỢC KHÔNG?

Trái ngược với một số nhầm tưởng phổ biến, ăn mít khi mang thai không dẫn đến sảy thai. Theo nhiều bác sỹ chuyên khoa, phụ nữ mang thai có thể ăn tất cả các loại trái cây. Nguyên tắc quan trọng là điều độ, tránh ăn quá nhiều. Mít có tính “nóng” nhưng cũng giàu vitamin B6 và chất dinh dưỡng khác như kali. Thịt mít dễ tiêu hóa và một nguồn giàu các chất chống oxy hóa khác.

Mẹ bầu ăn mít cơ thể sẽ dễ kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ

Có thể bạn sẽ ngạc nhiên, mít có tác dụng giúp mẹ bầu kiểm soát điều tiết hormone trong thai kỳ. Nhờ dinh dưỡng trong mít, bà bầu có thể hạn chế mức độ căng thẳng trong thời gian mang thai và cho con bú. Hơn nữa, ăn mít cũng góp phần tăng cường chức năng miễn dịch và bảo vệ bà bầu khỏi bệnh thông thường.

Mẹ bầu ăn mít sẽ giúp làm giảm mức huyết áp trong cơ thể

Kali trong mít có tác dụng hạ huyết áp tuyệt vời. Trung bình cứ 100 g mít sẽ cung cấp khoảng 303 mg kali. Có tác dụng làm giảm mức huyết áp trong cơ thể. Bởi vậy, nếu mẹ bầu ăn mít trong thai kỳ sẽ góp phần duy trì mức huyết áp ổn định. Đặc biệt với mẹ bầu có tiền sử bị cao huyết áp. Ngoài ra, bà bầu ăn mít còn giúp ngăn ngừa bệnh tim và hạn chế nguy cơ bị đột quỵ.

Mẹ bầu ăn mít sẽ giúp phát triển thị lực cho thai nhi

Mít chứa nhiều vitamin A giúp thai nhi phát triển thị lực và phát triển tế bào. Mỗi múi mít ung cấp 11% tổng hàm lượng chất xơ cần thiết trong ngày.

LƯU Ý KHI MẸ BẦU ĂN MÍT
  • Các mẹ nên ăn khoảng từ 60-80g một ngày là vừa đủ. Để tận dụng những lợi ích trái cây mang lại nhưng không gây hại cho cơ thể.
  • Những mẹ bầu bị dị ứng với mít hoặc có bị rối loạn đông máu không nên ăn mít. Vì có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
MÍT SẤY LẠNH KENTARY

Với mít tươi bạn chỉ để được vài ngày thì sẽ mất đi vị tươi và ngon. Nếu chúng không mau chóng được bảo quản sẽ không thể sử dụng được nữa. Nhưng với mít sấy lạnh Kentary, mẹ bầu sẽ không phải lo. Vì mít sấy lạnh Kentary là mít sấy theo công nghệ thấp giữ lại nhiều dinh dưỡng và màu sắc nguyên thủy của mít. So với các công nghệ sấy thông thường, màu sắc của mít sấy lạnh cũng tự nó giữ được lâu hơn mít thường rất nhiều lần.

Related Articles

Trả lời

Back to top button