Tư Vấn

SỨC MẠNH BỘT SẮN DÂY TRONG ẨM THỰC VÀ Y HỌC

Cây sắn dây là loại rễ củ quý giá được trồng và sinh trưởng rộng rãi ở các vùng đất viễn Đông.

SỨC MẠNH BỘT SẮN DÂY TRONG ẨM THỰC VÀ Y HỌC

Từ ngàn đời nay, bột sắn dây đã góp mặt với vị trí không thể thiếu trong ẩm thực và y học vùng phương Đông và tiếp tục được nghiên cứu ở phương Tây.

Ở phương Đông người Việt dùng cây sắn dây làm lương thực, dùng tinh bột để uống rất tốt cho sức khỏe và phòng nhiều bệnh cho cơ thể. Với người Nhật sắn dây là một trong những thảo dược mùa thu, cần dùng để bảo vệ sức khỏe bằng thực phẩm, họ chọn lựa thực phẩm, sử dụng và không cần tới bệnh viện, sắn dây cũng là một trong những nguyên liệu làm bánh phổ biến ở nhật như: wagashi, kuzumochi...

I. Sức mạnh của bột sắn dây trong thực phẩm

Tính ứng dụng của bột sắn dây trong nhiều món ăn rất cao, đồng thời dược tính của chúng cũng được cả Tây Y lẫn Đông Y phát hiện và áp dụng trong việc điều trị nhiều chứng bệnh.

Thực dưỡng coi sắn dây là loại củ thuộc nhóm Dương, nhờ vào sức sống mạnh mẽ của chúng với củ rễ phát triển và tạo năng lượng hướng xuống. Nó có tác dụng hỗ trợ quá trình thải độc và trung hòa các độc tố trong cơ thể. Vì vậy, một số trợ phương trong Thực dưỡng sử dụng sắn dây để hỗ trợ các phản ứng thải độc, đặc biệt là các độc tố được đào thải do sử dụng nhiều thức ăn có nguồn gốc động vật, gây viêm nhiễm hay ngộ độc, các loại thuốc kháng sinh, rượu bia.

II. Sức mạnh của bột sắn dây với các cơn sốt

Khi các phản ứng thải độc của cơ thể thường biểu hiện ở các cơn sốt, lúc này sắn dây có tác dụng như người đồng hành cùng cơ thể, nhanh chóng đưa các tác nhân xấu ra ngoài qua đường mồ hôi và làm cho cơ thể trở nên mát mẻ trở lại. Vì vậy sắn dây chính là loại thuốc hạ sốt an toàn nhất, không để lại các di chứng nghiêm trọng về lâu dài như các nhiều thuốc Tây Y khác.

III. Sức mạnh của sắn dây với đường ruột và hệ tiêu hóa

Sắn dây có tác dụng tốt lên  khi chữa trị các căn bệnh thuộc về đường ruột và tiêu hóa. Sắn dây thuộc loại củ chứa nhiều tinh bột nhưng giàu chất xơ. Một phần các tinh bột này không những không được hấp thu qua thành đường ruột mà còn có tác dụng “hút nhiệt” ở đó đem ra ngoài cơ thể. Vì vậy, nó có tác dụng làm cho các chứng bệnh về đường ruột – viêm loét miệng lưỡi do ăn nhiều gia vị cay nóng, kích thích, nhiều thức ăn bổ béo gây ra. Các chứng về đường ruột cũng gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ thần kinh, như stress, mất ngủ…thì lúc đó ta dùng bột sắn dây đề cải thiện và tác dụng làm xoa dịu và ổn định đường ruột cũng như hệ thống thần kinh, giúp người ta giảm bớt các hiên tượng tâm lí tiêu cực như nóng nảy hay bực bội, sốt ruột hay lo lắng…

IV. Sức mạnh của sắn dây trong thực dưỡng

Trong thực dưỡng sắn dây là một trong 8 thực phẩm luôn cần có trong nhà bếp. Bột sắn dây được xếp vào nhóm kiềm Dương, vì nó có tác dụng hỗ trợ cơ thể đào thải độc tố.

Ngày nay với chế độ ăn sai lầm, chúng ta đưa vào cơ thể một lượng lớn các thức ăn giàu acid như đường, thịt, trứng, phô mai…các acid này, nếu không được sử dụng hết, sẽ trở thành các acid thừa gây hại cho cơ thể, ngoài ra acid cũng là một trong những thủ phạm giúp tế bào ung thư phát triển.

Một trong số các báo động của cơ thể là vấn đề mụn nhọt, viễm nhiễm, mẩn ngứa…Sắn dây đặc biệt mang tính kiềm, tác dụng dương tính của nó sẽ giúp cơ thể nhanh chóng trung hòa  acid và đào thải ra bên ngoài các độc tính này mà không làm mất sức.
Bột sắn dây là thực phẩm được ứng dụng để trị nhiều chứng bệnh gây ra do sử dụng quá nhiều các thức ăn giàu acid, như mụn nhọt, viêm họng, ngộ độc thức ăn…

Tác dụng giải độc rượu của bột sắn dây gần đây cũng gây chú ý ở các nước phương Tây, với nhiều loại thực phẩm chức năng được chiết xuất từ sắn dây dưới dạng viên nén.  Tuy nhiên đơn giản hơn Bạn chỉ cần sử dụng 1 chén sắn dây khuấy chín với mơ muối để giải độc, giải độc rượu là ổn hoặc đơn giản hơn là khuấy ly bột sắn dây với nước ấm rồi dùng.

V. Những ai hạn chế dùng bột sắn dây

Sắn dây là thực phẩm có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng vì thế những người huyết áp thấp không nên dùng thường xuyên.

Vì đặc tính thanh nhiệt mạnh mẽ cho nên những người có thân nhiệt lạnh không nên xài thường xuyên vì sẽ làm cơ thể lạnh hơn.

Không nên thay hoàn toàn các thực phẩm trong  bữa ăn chính bằng bột sắn dây vì sẽ gây mất năng lượng, nhất là đối với những người gầy.

Với những người có hệ hô hấp kém, lỗ chân lông không được đóng mở một cách linh hoạt, việc sử dụng sắn dây (vốn khiến các lỗ chân lông mở rộng ra để đào thải độc tố ra ngoài bằng đường mồ hôi), cũng có thể khiến gây trúng gió hay nhiễm lạnh. Vì vậy, khi dùng bột sắn dây để trị bệnh, nên dùng ở chỗ kín gió.

Bột sắn dây chính là sự kết hợp của ẩm thực và y học giúp cơ thể phòng trừ được rất nhiều bệnh, đào thải độc tố, trung hòa acid. Bột sắn dây khi dùng thường xuyên với tương tamari và mơ muối có tác dụng rất tốt cho cơ thể.

Bạn nên sử dụng bột sắn dây trong các món ăn hàng ngày như nấu chè, làm bánh, chiên xào…đặc biệt là các món ăn giàu acid để trung hòa bớt lượng acid có hại cho sức khỏe và giảm nhiệt lượng trong các món ăn nóng như món chiên, chè, bánh ngọt…

Bài viết có sử dụng thông tin từ sách “Cuộc cách mạng một cọng rơm của Fukuoka” và bếp thực dưỡng

Related Articles

Back to top button