Rao Vặt Tổng Hợp

Phong cách sống: 7 chiến lược giúp hình thành thói quen mới

Nếu bạn đang cố gắng học một thói quen mới, hãy thử bằng việc học nhiều thói quen cùng một lúc. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ, nhưng nghiên cứu mới đây của Đại học California đã chỉ ra rằng cách tiếp cận có vẻ “vất vả” này – tập trung vào một số thói quen mới – sẽ hiệu quả hơn việc chỉ tiếp cận một thói quen duy nhất trong một thời điểm nhất định.

Trong nghiên cứu này, các sinh viên đại học đã trải qua một “sự can thiệp đa khía cạnh”. Họ giãn cơ và thiền định vào buổi sáng; học cách ứng xử và kiếm soát áp lực vào buổi chiều, sau đó là các bài tập pilates, yoga và luyện tập cơ thể. Họ hạn chế rượu, ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm, ăn đủ chất, giảm carbohydrate, và đọc báo hàng ngày.

Sau sáu tuần, các cuộc nghiên cứu não cho thấy các học sinh đã có khả năng tập trung, khả năng đọc hiểu và trí nhớ tốt hơn; họ cũng hạnh phúc và khỏe mạnh hơn. So với những “can thiệp tập trung thu hẹp” chỉ chấp nhận duy nhất một thói quen mới, phương pháp tiếp cận nhiều khia cạnh sẽ mang lại hiệu quả hơn gấp 2,5 lần. Thành công đến như một hiệu ứng domino; một thói quen thay đổi thúc đẩy ảnh hưởng của một thói quen khác. Những bài kiểm tra tiếp theo cũng chỉ ra những cải tiến đã đạt được hiệu quả lâu dài, sinh viên vẫn đạt điểm cao trong các bài kiểm tra về tinh thần và thể chất ngay cả khi họ không được đào tạo nhiều.

Nghiên cứu đã bác bỏ việc chỉ trích vội vàng về đa nhiệm và việc đặt ra nhiều mục tiêu một lúc. Một nghề thì sống không có nghĩa là đống nghề thì chết. Việc bắt đầu nhiều thói quen có thể tạo đà và tăng lợi ích sức khoẻ của bạn.

Dưới đây là 7 chiến lược chính để thay đổi thói quen thành công:

  1. Cách tiếp cận “đầu – tim – tay”

Trong nghiên cứu, cách tiếp cận toàn diện để xây dựng các thói quen mới chính là chìa khóa của thành công. Các sinh viên đã thay đổi lối sống về cả tâm trí, cảm xúc và cơ thể. Khi bạn bắt đầu những thói quen mới, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ luyện tập cả ba yếu tố quan trọng này.

  1. Thực hiện lời cam kết trước

Chắc chắn cảm giác chán nản sẽ xuất hiện ngay sau thời gian phấn khích và tiến bộ ban đầu trong quá trình hình thành thói quen mới. Một lời cam kết trước là một ‘thỏa thuận’ với chính bản thân bạn để vượt qua cơn chán nản đó  – khi bạn nhận thức được một trở ngại sắp xảy ra, bạn sẽ ít có khả năng từ bỏ nó. Những người thành công sẽ luôn hiểu rằng sự thành thạo và năng lực luôn có được nhờ vượt qua những thách thức đó.

  1. Thiết lập trạng thái ‘Dòng chảy’ của bạn.

Có một khu vực đặc biệt mà hiệu suất của bạn được tối đa hóa. Khi bạn đang trải qua quá trình hình thành những thói quen mới, hãy chắc chắn rằng những thách thức bạn gặp phải sẽ vượt quá khả năng của bạn trong một giới hạn nhất định. Đây là vùng “dòng chảy”. Đừng “cắn một miếng quá to nếu bạn không thể nhai hết nó”, nhưng cũng đừng tự kiềm chế khả năng của bản thân bạn.

Đẩy bản thân đi quá xa sẽ dẫn đến việc tiếp xúc quá nhiều với thông tin mới, tạo ra những lo lắng và căng thẳng không đáng có. Tuy nhiên, không tự vươn đủ xa đồng nghĩa với việc bản thân sẽ bị hạn chế và mất động lực.

  1. Kiểm soát căng thẳng

Thay đổi lối sống có thể gây ra căng thẳng. Điều chỉnh lại thái độ để có thể làm chủ những thói quen mới. Một nghiên cứu của Harvard cho thấy rằng việc làm chủ được những áp lực cá nhân sẽ mang lại sự thay đổi tích cực cho phản ứng sinh học của bạn. Thông thường khi phải trải qua căng thẳng, nhịp tim của bạn tăng lên, mạch máu co lại và bạn cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu xem những phản ứng này đơn thuần là trạng thái sẵn sàng cho một trận chiến mới, các mạch máu của bạn sẽ trở nên thư giãn giúp bạn thấy mình can đảm hơn.

Điều chỉnh lại cảm giác căng thẳng có thể nảy sinh từ việc học hỏi những thói quen mới.

  1. Theo dõi tiến độ của bạn và “ăn mừng”

“Ăn mừng” cho những chiến thắng nhỏ là một cách tự khích lệ động viên tinh thần bạn. Bộ não của bạn sẽ giải phóng chất dopamine mỗi khi bạn ý thức việc ăn mừng chiến thắng của mình. Dopamine được xem là nhiên liệu tạo động lực và giúp bạn trung thành với mục tiêu của mình hơn.

  1. Sắp xếp thời gian nghỉ cố định

Nghỉ ngơi là một yếu tố quan trọng cho sự làm việc năng suất, tính sáng tạo và cũng là thời gian hợp lý để củng cố thông tin mà bạn đã học được từ những thói quen mới. Sắp xếp thời gian thư giãn cố định theo ngày hoặc theo tuần. Cố gắng ngủ 7-9 giờ một đêm. 

Phong cách sống: 7 chiến lược giúp hình thành thói quen mới 2
Sắp xếp thời gian thư giãn cố định
  1. Bổ sung tính mới lạ

Đừng để thói quen của bạn trở nên đơn điệu. Hãy làm mới những thói quen của bạn bằng cách thay đổi thời gian, trình tự hoặc địa điểm luyện tập.

Nhưng chỉ làm điều này nếu bạn đang cảm thấy trì trệ và rảnh rang. Có người thích làm việc theo thói quen nhất định, những người khác lại thích sự đổi mới. Nếu bạn thuộc nhóm làm việc theo thói quen, và tiến trinh của bạn đang diễn ra rất tốt thì việc thay đổi nó là không cần thiết.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button