Rao Vặt Tổng Hợp

“Điểm chết” khi giao tiếp: 4 kiểu xin lỗi không hiệu quả

Xin lỗi là việc không mấy dễ dàng, và nhiều người chỉ làm cho có lệ, chứ không hề chân thành. Và thế là họ đã bỏ lỡ cơ hội để chữa lành mối quan hệ đó.

 

Khi tôi còn nhỏ, một trong những chương trình TV yêu thích của tôi là “Happy days”, và nhân vật ưa thích  là Arthur Herbert Fonzarelli, hay còn gọi là “The Fonz”, người mang hình tượng lạnh lùng. Anh ấy có thể đóng mở máy  bán hàng tự động, và những chai soda miễn phí sẽ xuất hiện. Chỉ cần anh ấy búng tay, nhạc trên máy phát nhạc tự động sẽ thay đổi.

Anh ấy dường như có thể làm tất cả mọi việc, trừ việc không thể thừa nhận mình sai. Anh ấy sẽ siết chặt nắm đấm và nói không thành câu“ Tôi sssss…..”. Theo như chương trình thì điều này thật hài hước. Nhưng với những người gặp trường hợp tương tự trong thực tiễn, nó có thể gây ra xung đột thực sự, đặc biệt là ở nơi làm việc.

Thật khó để thừa nhận sai lầm của mình – nhìn vào mắt đối phương và xin lỗi thật chân thành. Nhưng xin lỗi là việc làm thiết yếu để giữ các mối quan hệ trong công việc. Lời xin lỗi chứng tỏ bạn đánh giá cao mối quan hệ đó và tôn trọng quan điểm của người đối diện.

Nhưng theo nghiên cứu của tôi, xin lỗi là việc không mấy dễ dàng, và nhiều người chỉ làm cho có lệ, chứ không hề chân thành. Và như vậy, họ đã bỏ lỡ cơ hội để chữa lành mối quan hệ đó. Vậy chúng ta hãy điểm nhanh qua 4 kiểu xin lỗi không hiệu quả mà tôi đã tìm hiểu được qua công việc của mình. Hãy xem bạn đã từng làm theo kiểu nào giống như vậy không.

1. Lời xin lỗi xáo rỗng.

“ Tôi xin lỗi. Tôi đã nói là tôi xin lỗi mà”. Một kiểu nói rất thường gặp dù nó không hề có ý nghĩa. Đó là những gì bạn nói khi bạn biết mình cần phải xin lỗi, nhưng bạn quá tức giận và bực bội đến nỗi không thể tập trung vào cảm xúc của mình. Vì vậy bạn nói ra những lời vô nghĩa. Và người nghe cũng có thể dễ dàng nhận thấy điều này.

2. Lời xin lỗi cường điệu.

“ Tôi rất xin lỗi ! Tôi cảm thấy thật tồi tệ. Có bất cứ điều gì mà tôi có thể làm được không? Tôi cảm thấy rất tệ về điều này..”. Theo lý thuyết, lời xin lỗi nhằm để sửa lỗi sai và xây dựng lại mối quan hệ đã bị rạn nứt. Nhưng lối nói cường điệu này lại không nhằm mục đích đó. Nó chỉ làm đối phương chú ý vào cảm xúc của bạn thay vì những gì mà bạn đã làm.

Lời xin lỗi cường điệu có thể được thể hiện theo hai kiểu. Kiểu thứ nhất là khi bạn chèn quá nhiều cảm xúc không liên quan vào. Bạn quên gửi các bản sao trước một cuộc họp, và bạn đứng nài nỉ sự tha thứ. Kiểu còn lại là khi bạn xin lỗi quá nhiều lần cho lỗi lầm mà bạn đã phạm phải. Bạn không phục, nhưng lại cố 4, 5, 6 lần – nài nỉ đối phương nói rằng nó ổn. Trong trường hợp này, lời nói chỉ tập trung vào chính bạn nhiều hơn người cần xin lỗi hay là việc chữa lành mối quan hệ đó. Điều này đã làm hỏng mục đích của một lời xin lỗi.

3. Lời xin lỗi nửa vời.

“Tôi xin lỗi đã để điều này xảy ra”. Đôi khi lời nói của bạn hiệu quả và đúng đắn nhưng nó chỉ không thực sự đúng mục đích. Theo nghiên cứu, một lời xin lỗi hiệu quả gồm ba yếu tố cơ bản: chịu trách nhiệm cho việc làm của mình; diễn tả sự tiếc nuối, mong sự tha thứ; và hứa rằng nó sẽ không xảy ra nữa (hay ít nhất thì bạn sẽ cố gắng để ngăn chặn nó trong tương lai).

Lời xin lỗi nửa vời được đánh giá dựa trên một trong những yếu tố đó chứ không phải tất cả. Lấy ví dụ, bạn chỉ chịu trách nhiệm một phần về vai trò của mình, nhưng không thể hiện sự hối tiếc hay mong muốn sự tha thứ. Hoặc bạn chỉ thể hiện sự hối lỗi nhưng lại không thừa nhận lỗi của mình (Tôi xin lỗi vì bạn đã nghĩ như vậy). Tương tự, kiểu xin lỗi nửa vời hoàn toàn không hiệu quả.

4. Phủ nhận.

“Đây đơn giản không phải lỗi của tôi”. Cuối cùng thì cái tôi của bạn thỉnh thoảng vẫn chiến thắng và bạn không xin lỗi gì cả. Có lẽ bạn quá bực mình hay khó chịu đến nỗi mà thay vì hối lỗi. Bạn đấu tranh, phủ nhận hay là tự bảo vệ mình. Bạn nghiến răng, tự cho rằng mình đúng và phủ nhận lỗi lầm. Bởi vì rất khó để thừa nhận lỗi lầm của mình. Nhiều người trong số chúng ta vẫn hay làm theo cách này. Nhưng sự phủ nhận không thể hàn gắn mối quan hệ, nó chỉ làm mọi thứ tồi tệ hơn.

Để xin lỗi hiệu quả, bạn cần học cách điều khiển cảm xúc của mình, khiêm tốn và tập trung vào cảm nhận của người khác. Thậm chí khi bạn đang rất tức giận hay cảm thấy mình không có lỗi. Điều này thật không dễ dàng, đặc biệt là khi bạn đang bực bội. Nếu bạn cảm thấy mình đang bị cảm xúc chi phối quá nhiều, hãy hít thở và thư giãn. Bạn chỉ có một cơ hội để nói lời xin lỗi, vì vậy, hãy làm thật tốt.

Nếu bạn vẫn thấy khó khăn trong việc kiềm chế cảm xúc thì hãy đặt mình vị trí của người đối diện. Bằng cách này, bạn có hiểu và cảm thấy nó dễ dàng truyền tải lời xin lỗi chân thành. Bạn nên tập trung vào lí do của lời xin lỗi: bởi vì bạn quan tâm đến đối phương và trân trọng mối quan hệ đó.

Cuối cùng, quan trọng là bạn phải tự thay đổi. Nếu bạn xin lỗi một cách chân thành về những gì mà mình làm, bạn sẽ muốn tự cải thiện mình. Điều này có thể làm bạn không thoải mái. Nếu bạn cung cấp sai tài liệu cho người khác, bạn nên từng bước sửa sai. Hãy nhớ điều này trước tiên. Hãy thay đổi cách cư xử từ từ. Thậm chí thay đổi công khai để khuyến khích bản thân có trách nhiệm hơn. Bằng cách này, việc xin lỗi không chỉ có thể chữa lành mối quan hệ mà còn giúp bạn trưởng thành hơn.

Đến cuối cùng, Fronzie vẫn không thể nói lời xin lỗi nhưng còn bạn, bạn có thể. Hãy đặt cái tôi sang một bên và luôn nỗ lực vì mục tiêu chính: xây dựng và giữ vững một mối quan hệ.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Back to top button