Rao Vặt Tổng Hợp

5 bài học cho khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin

5 bài học cho khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin

 

Tuần trước tôi đã gửi email tới các khách hàng của mình tại công ty khởi nghiệp BitShuva Studio với nhan đề: “Công việc kinh doanh của tôi đã đến hồi kết thúc.”

Sự khởi nghiệp ngoài dự tính

Một vài năm trước, tôi viết một phần mềm để giải quyết một vấn đề: Cộng đồng tôn giáo người Do Thái dòng Chúa cứu thế có nhiều sáng tác âm nhạc hay nhưng không có dịch vụ trực tuyến nào phát các bản nhạc của họ. Tôi đã viết phần mềm dịch vụ âm nhạc tựa như Pandora để phát các bản nhạc Do Thái dòng Chúa Cứu thế, và Radio Chaval Messianic ra đời. Từ đó đến nay Radio Chaval Messianic hoạt động rất tốt. (Chú thích: Pandora Internet Radio (cũng được biết đến như Pandora Radio hoặc chỉ đơn giản là Pandora) là một dịch vụ âm nhạc trực tuyến và giới thiệu âm nhạc tự động do dự án Genome Music cung cấp). Đến thời điểm hiện tại, Chavah vẫn hoạt động rất tốt. Hệ thống phân tích của Google cho tôi biết rằng kênh này có khoảng 5,874 người nghe đặc thù mỗi tháng – một con số không tệ.

Sau khi sáng tạo ra Chavah, tôi viết một bài báo liên quan đến lập trình cho phần mềm này: “Làm sao có thể xây dựng được một Phần mềm hệt như Pandora sử dụng nền tảng ứng dụng Silverlight 4 “(Chú thích Wiki: Microsoft Silverlight là một nền tảng ứng dụng để viết và chạy các ứng dụng Internet phong phú với sự chú trọng về đa phương tiện, hình động, và đồ họa, với các tính năng và mục đích tương tự như của Adobe Flash). Thời điểm đó, Silverlight đang được biết đến và vô cùng ưa chuộng. Tuy nhiên, tôi đã đưa Chavah qua dạng HTML5, nhưng lại đi lạc hướng.

Khi bài báo được đăng, vài người email hỏi liệu tôi có thể xây dựng một kênh phát thanh radio cho họ không. Lần lượt người này đến người khác. Đa phần là các thể loại nhạc ít người chú ý. Âm nhạc của Nigeria. Nhạc soul Tây Phi. Âm điệu Coptic Ai Cập. Các nghệ sĩ hát nhạc Indie. Nhạc không lời. Nhạc Pop Ethiopia. Các bản beat thị trường. Các ban nhạc địa phương từ trung tâm khu vực Illinois. Tất cả các khách hàng này thình lình xuất hiện, yêu cầu tôi giúp tạo ra bản sao kênh radio của tôi cho cộng đồng âm nhạc của họ.

Sau khi họ liên hệ với tôi – không cần tiếp thị hay quảng bá gì – dường như tôi vẫn có một cơ hội kinh doanh tốt. Tôi sáng lập ra Radio BitShuva và làm việc cho các khách hàng đó. Tôi đã có được khởi nghiệp cho riêng mình.

Nhưng sau gần 2 năm khi kiếm được không quá 100 đô la một tháng cùng các chi phí trang trải và lại tiêu tốn hàng giờ cho mỗi tuần làm việc với những điều nhỏ nhặt, tôi đã quyết định kết thúc sự nghiệp khởi nghiệp này. Nó không đáng để tôi phải bỏ thời gian của mình, nó lậm vào cả quỹ thời gian dành cho gia đình của tôi và cản trở tôi làm những việc tôi muốn làm. Nên tuần này tôi quyết định sẽ dừng lại hết.

Trong suốt chặng đường khởi nghiệp tôi cũng đã học được nhiều điều. Có lẽ điều này sẽ giúp ích cho những người tiếp theo muốn bắt đầu khởi nghiệp. Sau đây là những gì tôi đã học được:

  1. Đừng sợ hãi khi yêu cầu khách hàng trả nhiều tiền

5 bài học cho khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin 7

Khi tiếp cận với khách hàng đầu tiên, tôi không biết phải tính phí với họ thế nào. Đối với tôi, công việc này bao gồm làm việc trên nền tảng mã code có sẵn, đổi một vài cái logo, màu sắc và đưa lên một trang web. Chỉ mất vài tiếng để làm việc đó thôi. Tôi đã “dám” yêu cầu giá thành tổng cộng là 75$.

Vâng, tôi đã đưa ra giá là BẢY MƯƠI LĂM ĐÔ LA! Tôi nhớ khi mở miệng nói ra điều đó và mường tượng trong đầu về hình ảnh vị khách đầu bên kia điện thoại đã khiến tôi run rẩy! Nhưng ngạc nhiên thay, ông ta đồng ý với mức giá trên trời đó. Trong trí óc của một người chập chững mới khởi nghiệp như tôi, 75$ dường như hoàn toàn hợp lí để copy một đoạn code và chỉnh sửa đôi chút ngôn ngữ CSS. (Chú thích wiki: CSS là chữ viết tắt của Cascading Style Sheets, nó là một ngôn ngữ được sử dụng để tìm và định dạng lại các phần tử được tạo ra bởi các ngôn ngữ đánh dấu (ví dụ như HTML). Dù gì, suy cho cùng, cũng đâu mất nhiều công sức lắm.

Điều tôi không hiểu là bạn cần phải định giá không phải chỉ nằm ở việc bạn tốn bao nhiêu công sức để làm công việc đó mà là việc tính phí cho giá trị thực của dịch vụ đó. Một kênh radio dạng như Pandora, với chức năng thumb-up, thumb-down (thích và không thích), yêu cầu bài hát, đăng kí cho người dùng, chơi các bản nhạc trên trình duyệt web với hệ thống Flash cho các trình duyệt web cũ – tạo ra một cộng đồng người nghe thể loại nhạc như thế – đó là thứ bạn cần tính phí. Đó là giá trị sản phẩm mà bạn tạo ra. Khách hàng chẳng thèm quan tâm nếu nó chỉ là phần mềm hình thành từ việc copy một đoạn code nguồn hay đổi chút ít ngôn ngữ CSS. Đối với họ, đó là một phần mềm hoàn toàn mới mang nhãn hàng và nội dung của ông ta. Ông ta không hề biết mã code, copy code nguồn, hay CSS là gì cả. Tất cả những gì ông ta biết là sẽ nhận được một phần mềm chuẩn mực, làm chính xác những gì ông ta muốn. Vậy nó đáng giá phải nhiều hơn 75$.

Tôi phải làm việc với thêm vài khách hàng nữa mới nhận ra vấn đề này. Khách hàng tiếp theo của tôi, tôi tính phí 100$. Ông ta chấp nhận. Người tiếp theo là 250$. Rồi tiếp đó là 500$. Sau đó là 1,000$. Tôi cứ thế tính phí cao hơn cho đến 3 khách hàng cuối cùng của tôi, cả 3 đều không chịu trả mức 2,000$. Vậy nên tôi lại hạ giá xuống còn 1,000 $. Tiền bạc cũng chỉ mang tính kinh doanh thôi. Bạn cũng chẳng xúc phạm ai nếu yêu cầu được trả nhiều tiền. Cứ mặc nhiên tính phí càng cao đến mức có thể. Nếu mà tôi biết được điều này lúc bắt đầu, thì bây giờ trong túi tôi đã rủng rỉnh vài chục ngàn đô rồi.

  1. Chú ý luôn cố gắng đi trước sự thay đổi từng giờ của “mực nước công nghệ”

Đừng để bị chết chìm!

Khi xây dựng phần mềm radio đầu tiên của mình, ứng dụng Silverlight có vẻ là một lựa chọn hợp lí. File âm thanh HTML5 mới ra, Firefox không hỗ trợ dạng file Mp3 tự nhiên, IE9 cũng chỉ là như một thứ trưng bày. Vì thế tôi chuyển qua plugins.

Theo thời gian, plugins cũng như Silverlight đã không còn tính hấp dẫn, đặc biệt là theo như sự bùng nổ công nghệ di động. Bất thình lình, mọi người đều cố gắng chạy phần mềm radio của tôi trên điện thoại và máy tính bản, và plugins không hoạt động trên đó nên tôi phải hành động.

Tôi đăng mã phần mềm radio của mình lên HTML5, có cả phần kế hoạch lùi cho ai dùng Flash đối với trình duyệt cũ. KnockoutJS là ứng dụng mới nóng hổi, nên tôi đã chuyển tất cả các mã viết bằng Silverlight thành HTML5+CSS3+KnockoutJS.

Khi phần mềm trở nên phức tạp hơn, nó trở thành thứ bạn thật sự cần hơn là việc tích hợp dữ liệu, nhưng Knockout chỉ đơn giản là tích hợp dữ liệu. Khung Single page Application (SPA) trở thành trào lưu hot mới, và tôi lại chuyển mã của mình sang DurandaJS.

Rồi thì, Durandal đã bị bỏ rơi bởi chính người sáng tạo ra nó, và ông ấy lại gia nhập đội AngularJS tại Google. Không muốn bị bỏ lại với một phần công nghệ đang chết dần chết mòn, tôi đã chuyển qua mã Angular 1.x. Không lâu sau đó, tác giả của Durandal lại rời bỏ đội Angular do có một số vấn đề trục trặc với Angular vNext design, và sáng lập ra Aurelia. Nếu tôi vẫn tiếp tục việc khởi nghiệp đến tận hôm nay, tôi sẽ như đang cưỡi con sóng công nghệ đó và lại chuyển qua Aurelia hay Angular 2.

Luôn đi trước cơn sóng công nghệ là một hành động đòi hỏi sự thăng bằng. Hãy đứng vững và cố không để bị dìm chết trong một năm, nhưng hãy cố chuyển hướng đến mỗi một trào lưu mới nóng hổi hơn, và bạn sẽ mãi mãi chỉ copy mã code gốc mà không bao giờ thêm tính năng mới nào cả. Lời khuyên của tôi là hãy thực tế một chút về vấn đề tài chính. Nếu các khách hàng của bạn trả tiền để yêu cầu có được công nghệ mới, lúc đó hãy thay đổi. Còn không thì hãy cẩn trọng và chờ đợi xem thế nào.

Áp dụng điều “thông thái” này đối với sự nghiệp khởi nghiệp của tôi, có vẻ khá thông minh khi chuyển từ Silverlight sang HTML5 (các khách hàng của tôi cần nó để ứng dụng có thể chạy được trên các thiết bị di động). Tuy nhiên, khi nhảy loạn xạ từ Knockout đến Durandal rồi Angular cũng chẳng làm gì nhiều giúp cho khách hàng của tôi cả. Tôi cần phải cẩn trọng và kiên nhẫn đợi chờ hơn.

  1. Phần mềm theo đơn đặt hàng là công việc rất ngớ ngẩn. Hãy xây dựng các phần mềm tùy biến, không phải theo đơn đặt hàng.

Sự nghiệp khởi nghiệp của tôi phát triển dựa trên việc các khách hàng yêu cầu có được các phiên bản của phần mềm radio của tôi. “Ồ, anh có phiên bản như Pandora sao? Anh có thể viết một phần mềm như thế cho tôi liên quan đến âm nhạc được không?”

Thường thì, tôi dành hầu hết thời gian để xây dựng nên phần mềm đó. Họ trả mọi chi phí trước cho tôi (sau này là tầm 1,000$), và có vẻ chúng tôi ai nấy đều vui vẻ theo cách của mình.

Cuối cùng hóa ra đó lại là một mô hình kinh doanh tệ hại khủng khiếp. Và đây là lí do:

Khách hàng cứ tiếp tục cần có nhiều tính năng, sửa lỗi bug, và hiệu chỉnh nhiều hơn. Tôi tính phí trả trước là 1,000$ để xây dựng một trạm radio theo đơn đặt hàng, nhưng sau đó dành quá nhiều thời gian mỗi tuần để phản hồi các phàn nàn của khách hàng, yêu cầu của khách hàng, sửa lỗi bug, sửa lỗi vận hành, và các tính năng mới. Tôi chẳng tính đồng nào cho quá trình đó. (Cuối cùng, viễn cảnh đặt ra là khách hàng rồi sẽ nói: “Tôi đã trả tiền cho anh rồi mà!”)

Điều này nhận ra có vẻ đã quá muộn màng, nhưng đáng lẽ tôi lên tạo ra một platform tùy biến, như WordPress, trong đó những khách hàng tiềm năng liên quan đến radio có thể vào trang web của tôi, bitshuva.com, đăng lên một kênh radio mới (mystation.bitshuva.com), tùy chỉnh nó trên giao diện web, và để họ sử dụng  cả một hệ thống hoàn toàn miễn phí, và khi họ đạt đến một hạn mức của các bài hát hoặc băng thông, lúc đó tôi mới tính phí trên paypal. (Chú thích wiki: Trong lĩnh vực lưu trữ website, thuật ngữ “băng thông” thường được sử dụng để mô tả số lượng dữ liệu tối đa, mà bạn được phép trao đổi (bao gồm upload và download) qua lại giữa website (hoặc server) và người sử dụng trong một đơn vị thời gian (thường là tháng). Tất cả đều tự động hóa, không cần phải có sự can thiệp của tôi, và nó không phải là một phần mềm theo đơn đặt hàng mà là một dạng mà khách hàng có thể tự tùy chỉnh theo sự thỏa mãn của họ.

5 bài học cho khởi nghiệp trong ngành công nghệ thông tin 8

Nếu mà tôi làm theo hướng như thế, việc khởi nghiệp của tôi tính tới hôm nay đã kiếm được nhiều tiền hơn rồi, hoặc có lẽ thậm chí gần như thế.

Một vài lời cuối:  Trừ phi một khách hàng trả 25% chi phí số lương mỗi năm của bạn, còn không thì bạn đừng dại mà theo lí tưởng “Tôi sẽ xây dựng một phiên bản chỉ dành riêng cho ông, thưa quý khách.” Đó là công việc mà kẻ ngốc mới làm.

  1. Tập nói “không”

Tôi là người hay cả nể thích chiều lòng mọi người. Vì thế khi một người trả tiền cho tôi nhiều hơn, tôi tự mặc nhiên sẽ làm hài lòng khách hàng của mình tới mức 10.

“Này, Judah, anh có thể thêm mục XYZ vào kênh radio của tôi trong tuần này được không?

“Judah! Anh bạn! Anh đã chỉnh lại phần tôi cần trong mục đăng nhập chưa?”

“Mọi việc thế nào rồi Judah? Tính năng mới chúng ta bàn lúc trước đâu rồi?

“Này Judah, tôi hy vọng mọi việc tiến triển tốt. Khi nào anh sẽ hoàn thành các tính năng cho kênh radio của chúng tôi? Tôi nghĩ chúng ta đã bàn rõ tuần trước rồi chứ nhỉ?”

Tôi luôn muốn làm vừa lòng các thượng đế của mình. Nên tất nhiên tôi luôn trả lời “Vâng”. Tôi luôn trả lời, vâng, vâng, vâng, cho đến khi tôi không còn chút thời gian nào cho bản thân, cho thế giới tâm hồn mình và cho gia đình mình.

Một bước ngoặc cần nhắc đến là hồi cuối tháng 12, tại nhà bố mẹ vợ của tôi. Tôi ở trên lầu làm việc thay vì dành thời gian nghỉ lễ với vợ con của mình. “Mình đang làm cái quái gì thế này?” Số tiền tôi kiếm được chỉ là vặt vãnh, tại sao tôi lại phá hỏng những thời gian quý báu hiếm hoi của mình để làm việc này?

Bạn sẽ thấy tại sao những người trong YCombinator/Thung lũng hoa vàng khởi nghiệp nhấn mạnh rất nhiều ở luận điểm: “Bạn còn trẻ, độc thân, và làm việc tận tụy để khởi nghiệp, tất cả đều là sự ràng buộc cam kết của bản thân”. Tôi hoàn toàn có thể nhìn thấy tại sao, nhưng tôi cũng có thể hoàn toàn lựa chọn rằng mình không muốn lối sống như thế.

Có lẽ nếu tôi tuân theo sự cống hiến của Ycombinator đối với việc khởi nhiệp của mình, nó đã phát triển hơn rồi. Nhưng thực tế là tôi trân trọng những gì khác hơn ngoài cái phần mềm đó.  Tôi thích được thoải mái xem một số show truyền hình và ăn kem. Tôi thích được thư giãn trên ghế sofa với vợ mình. Tôi thích được dạy con trai mình lái xe. Và chơi bản Những chú ngựa nhỏ của tôi với con gái. Tôi thích được chơi đàn ghita. Tôi muốn được làm việc về các dự án Tech Pet (Như Chavah, MesianicChords, EtzMitzvot).

Công việc khởi nghiệp đã lấy đi của tôi tất cả những điều đó, chỉ để lại cho tôi chút thời gian ít ỏi hiếm hoi.

  1. Công việc khởi nghiệp buộc bạn phải học hỏi thêm nhiều hơn là khả năng công nghệ sẵn có.

Nhìn ở khía cạnh lạc quan, bắt đầu công việc khởi nghiệp dạy cho tôi nhiều điều mà tôi chưa bao giờ biết khi vẫn còn là một lập trình viên cổ lỗ sỉ.

Khi bắt đầu sự nghiệp khởi nghiệp, tôi chỉ là một nhà phát triển các ứng dụng windows trên desktop. Tôi không biết cách làm sao để chạy các trang web với trình IIS, làm sao có thể làm việc với DNS, làm sao để quy phạm các vấn đề, cũng như không hiểu cách phát triển trang web phải ra làm sao. Tôi không biết cách để quảng bá tiếp thị phần mềm, làm sao có thể nói chuyện với khách hàng, cần tính phí sản phẩm ra sao, và tôi không có mảy may suy nghĩ rằng “ồ, mình có thể kiếm tiền được từ cái đó….”

Xây dựng một phần mềm hữu ích, một kênh radio có vài ngàn người dùng sẽ buộc bạn phải học tất cả những điều đó, trở nên lão luyện và tạo ra những thứ hữu ích hơn.

Cuối cùng, khi hiểu được những hồi tưởng và tiếc nuối những điều mình vốn có thể đã làm được ấy, tôi lại cảm thấy vui vì đã quyết tâm hành động và thực hiện những gì mà trước đó đã từng đắn đo. Tôi đã tạo lập việc khởi nghiệp cho mình, cho dù thậm chí nó không thành công theo hướng kinh tế, nhưng tôi vui vì đã học được rất nhiều điều và giờ là một nhân vật hiểu biết nhiều về công nghệ.  Được trang bị với tất cả những kiến thức trên, tôi tin rằng rồi mình sẽ thử xây dựng khởi nghiệp một lần nữa trong tương lai. Còn bây giờ, tôi sẽ chỉ tận hưởng sự tự do tạm thời của mình mà thôi.

Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này.

Tác giả: Judal Cabriel Himango

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button