Rao Vặt Tổng Hợp

Phá vỡ vòng luẩn quẩn: Làm thế nào để không gây tổn thương người khác khi bạn bị bạc đãi (Phần 1)

Những tổn thương trong quá khứ luôn hằn sâu lòng người suốt cuộc đời sau này. Khi bạn bị bạc đãi, bạn cho mình cái quyền đối xử với người khác theo cách y hệt. Nhưng chẳng phải sẽ là một vòng tròn luẩn quẩn nếu những người bị bạc đãi cứ mãi xử tệ với nhau? Hãy tự mình thoát ra khỏi vòng tròn ấy, để không làm tổn thương người khác và tự chữa lành vết thương.

“Thứ đã vỡ có thể hàn gán lại. Vết thương có thể chữa lành. Dù tăm tối tới đâu, mặt trời cũng sẽ lại ló rạng.” – Vô danh.

Bố mẹ tôi là những người khó tính và dễ làm tổn thương người khác, họ chỉ trích nhằm hạ thấp mọi người. Từng lời mỉa mai, từng câu đùa giả dối hay lời nhục mạ khiến tôi dần đánh mất lòng tự trọng của mình. Chúng khiến tôi cứ bước lùi dần trong cuộc sống và không biết tới khả năng của mình. Thứ vũ khí của mẹ tôi là không ngừng so sánh tôi với những đứa trẻ Ấn Độ học hành giỏi giang khác, chỉ trích kết quả học của tôi với những lời cay nghiệt.

Khi có ai đó không ngừng hạ thấp lòng tự trọng của bạn, bạn sẽ cảm thấy mình thật vô dụng. Giống như bạn muốn bay lên nhưng lại bị gia đình mình kéo giữ lại. Sau đó, theo xu hướng tự nhiên, có lẽ bạn sẽ đối xử với người khác theo cái cách mà mình nhận được. Xu hướng của tôi là thầm phán xét và so sánh người khác, chế nhạo và dùng lời nói tấn công họ. Kể cũng thích hợp, bởi con đường sự nghiệp đã khiến tôi trở thành một luật sư, bây giờ là cựu luật sư.

Dù đã quen thói phá hoại và làm tổn thương mọi người, tôi lại chưa từng nghĩ về điều đó. Tôi cứ cho rằng vì bố mẹ nói năng cay nghiệt và đối xử với mình tàn tệ, tôi có cái quyền được làm như vậy với người khác. Họ có thể chịu đau đớn bởi tôi từng làm được. Họ có thể cắn răng lắng nghe những lời đả kích bởi tôi từng làm được. Họ có thể xoay xở khi bị bạo hành tâm lý bởi tôi từng làm được. Chính bạn cũng có thể từng lớn lên trong căn nhà đã cứa vào lòng bạn một vết thương sâu khó lành. Biết đâu chính bạn cũng mãi không thể thoát khỏi cái bóng đau thương và khốn khổ từng trải qua. Và phải chăng bạn cũng đã học được cách đối xử với người khác như cách năm xưa bạn từng bị đối đãi.

Tôi bắt đầu tin rằng, chỉ vì có ai đó làm tổn thương ta, điều đó không đồng nghĩa với việc ta buộc phải tiếp tục cái vòng tròn luẩn quẩn đi làm tổn thương người khác. Bạn không cần tuân theo những hành vi tự động, bản năng của mình. Bạn có thể thay đổi. Bạn có thể chọn làm khác đi và đưa ra những quyết định mới. Bạn có thể phá vỡ vòng tròn đầy tiêu cực, chỉ trích và bạo hành này.

Đây là sáu bước để giúp bạn chữa lành nỗi đau và chấm dứt vòng tròn đau thương.

  1. Bắt đầu tha thứ cho những người làm tổn thương bạn.

Nói thì dễ làm thì khó, nhưng tha thứ thực sự là chìa khóa để chữa lành. Nếu hôm nay bạn không thể tha thứ ngay, thì ít nhất cũng hãy nghĩ rằng mình sẽ làm vậy. Dù quá khứ của bạn bi kịch và đau khổ tới đâu; bạn cũng phải tha thứ cho chính mình. Bạn sẽ cảm thấy lòng mình được nhẹ nhõm. Và bạn đã có thể hít thở khoan khoái hơn. Điều đó giúp bạn có cái nhìn toàn diện về hành vi cư xử của người bạo hành từ đó có nhìn nhận khác và rõ hơn về hành động của họ.

Hãy cố hiểu xem điều gì ảnh hưởng đến cách cư xử và tính cách của họ. Thế này nhé, với bố mẹ tôi, rất có thể bố mẹ cũng được nuôi dạy như thế. Chưa kể, xét về mặt văn hóa, bố mẹ châu Á có xu hướng ra lệnh và đặt tiêu chuẩn cho con mình rất cao bởi họ muốn bạn thành công trong cuộc sống. Nói cho cùng thì có thể bố mẹ chủ tâm tốt, nhưng lại cách dạy con thì không đúng.

Hãy nhìn bố mẹ bằng lòng biết ơn. Bạn biết ơn điều gì ở bố mẹ, mặc cho những nỗi đau họ gây ra? Liệu có điều gì ngay cả nỗi đau cũng khiến bạn biết ơn? Tôi mang nợ lòng trắc ẩn, là nền tảng cho công việc của tôi, với bố mẹ mình. Bởi tôi lớn lên đầy đau khổ, nên giờ tôi làm việc để giúp mọi người vơi bớt buồn thương và tìm được yên bình. Hãy nhìn bố mẹ bằng tình yêu. Nếu nhìn bố mẹ qua lăng kính yêu thương, bạn sẽ lý giải những hành động và cách cư xử của bố mẹ thế nào?

  1. Hãy bắt đầu tự chữa lành cho chính mình.

Thay vì chìm đắm trong giận dữ và căm thù, hãy để tâm trí cho những điều bạn cần để trí óc và cảm xúc được an lành. Hãy ước định những tổn hại họ mang lại, quan sát những tác động từ cách cư xử của họ đối với cuộc đời bạn, xác định xem bạn phải chữa lành điều gì. Nếu cần thì hãy đi gặp người tư vấn. Tìm những cơ chế đối phó. Viết về nỗi đau của bạn. Mở lòng đón nhận một nghi thức tâm linh. Kiếm tìm những công cụ giúp bạn chữa lành vết thương cảm xúc.

Hãy nuôi dưỡng tình yêu cho chính mình. Hãy dùng lời nhẹ nhàng nói với bản thân. Bỏ lại những đòi hỏi và kỳ vọng cao vời vợi về mình. Để ý thử xem bạn có đối xử với chính mình theo cách những người làm khác đã từng làm tổn thương bạn trong quá khứ không.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button