Làm thế nào để mang niềm vui và sự hài lòng trở lại với công việc
Đã đến lúc tạm biệt những lo toan và vất vả khỏi công việc của bạn rồi. Bạn không thích công việc của mình, không chịu nổi áp lực và năng suất công việc cứ thế giảm dần. Bạn biết không, hiện nay thậm chí chỉ 32% người lao động tại Mỹ đang thực sự muốn làm việc. Hầu hết người lao động chỉ chờ nghỉ hưu, thời điểm mà họ hi vọng sẽ được làm những việc thú vị hơn với một cảm xúc trọn vẹn thật sự.
Theo quan điểm của tôi dưới vai trò là một cố vấn kinh doanh lâu năm, vấn đề này đang tạo nên một thời đại doanh nghiệp mới với phương châm: “ Làm những điều bạn yêu thích, yêu thích những điều bạn đang làm”. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mới khởi nghiệp sẽ sớm rơi vào tình trạng môi trường làm việc tiêu cực giống như các doanh nghiệp lâu năm; trừ khi họ thay đổi cách tiếp cận ngay từ ban đầu và liên tục tập trung vào những trọng tâm trong bối cảnh công việc đang ngày càng biến đổi.
Tôi đã tìm thấy những trọng tâm và các nguyên lý nền tảng của chúng được kết hợp nhuần nhuyễn trong cuốn sách mới “Embracing Progress: “Next Steps For The Future Of Work” của A. Sophie Wade. Cô ấy đã từng sống và làm việc ở 5 quốc gia, tham vấn cho nhiều doanh nghiệp lớn cũng như mới thành lập trong việc thay đổi môi trường làm việc để nâng cao năng suất và sự hài lòng. Những trọng tâm sau đây được cô chỉ ra:
- Nắm bắt và thích nghi với công nghệ. Công nghệ không phải là bản chất của mọi giải pháp nhưng nó lại cung cấp chìa khóa cho sự hỗ trợ, điều khiển, tính linh hoạt, tích hợp, truyền thông, số liệu, khả năng chi trả mà các công ty đều yêu cầu hiện nay. Sử dụng nhiều nhân công để thay thế cho công nghệ không phải là một giải pháp. Không ai vui hay hài lòng về điều đó cả.
- Xây dựng chiến lược gắn kết nhân viên thông qua văn hóa và tư duy doanh nghiệp. Gắn kết người lao động là một phương pháp cam kết tình cảm, dẫn đến sự tập trung trong công việc và điều này sẽ làm tăng năng suất, sự hài lòng và hạnh phúc. Tưởng chừng chỉ bắt đầu bằng một suy nghĩ, nhưng phương pháp này đòi hỏi sự lan tỏa của cả cộng đồng cùng chung đích đến và văn hóa doanh nghiệp để tồn tại. Các lãnh đạo phải biết tôn trọng, trao đổi và công nhận.
- Thể hiện khả năng lãnh đạo, công tâm và đồng cảm. Đối với các nhà lãnh đạo ngày nay, những yếu tố thành công bao gồm một tư tưởng tiến bộ và thái độ cởi mở đối với các ý tưởng và cải cách, dù chúng đến từ đâu. Mục đích là để xóa bỏ các rào cản trong doanh nghiệp, hạn chế ảnh hưởng của cấp bậc và trao quyền hành cho nhân viên. Hãy đảm bảo rằng các vai trò tương ứng với sở thích và khả năng mỗi người.
- Giám sát năng suất, hiệu suất và tính sáng tạo. Mô hình hoạt động truyền thống một năm tổng kết một lần đã được thay thế bằng việc giám sát hàng ngày hoặc hàng tuần để nhằm tập trung vào mục tiêu phía trước. Lãnh đạo các cấp cần có sự cam kết cá nhân với nhân viên, hiểu rõ sở thích, kỹ năng và sắp xếp phù hợp với các vai trò cần thiết trong tương lai.
- Tập trung vào các giá trị, tác động văn hoá và môi trường. Ngày nay có nhiều thứ cần phải đạt được trong kinh doanh hơn là kiếm tiền, trong đó có sự cam kết và hài lòng của nhân viên. Giá trị của công ty phải bao gồm sự tôn trọng với môi trường và lợi ích xã hội. Chi phí của các yếu tố này sẽ được bù đắp bởi sự gắn bó của nhân viên và lòng trung thành của khách hàng.
- Hãy đối xử với freelancer và nhà thầu như nhân viên chính thức. Ngày nay hồ sơ các ứng viên tài năng của bạn nằm trên phạm vi toàn thế giới, bao gồm cả tiền lương cũng như các thoả thuận hợp đồng. Tất cả mọi người đều phải cảm thấy rằng họ cùng chung chí hướng, và là một phần của một tập thể – chứ không phải là hạng thứ yếu. Họ đều cần ý kiến phản hồi như nhau, sự tôn trọng đối với khả năng của họ, và sự đào tạo để tối đa hóa niềm gắn bó với doanh nghiệp.
Dù rằng các nguyên tắc có vẻ khá rõ ràng, nhưng thực tế tôi lại thấy hầu hết các tổ chức và nhà lãnh đạo doanh nghiệp đã không áp dụng chúng. Tôi tin rằng điều này phần lớn là do cách quản lý truyền thống “chỉ huy và kiểm soát” – những thói quen đã được thiết lập từ lâu. Thật khó có thể tìm thời gian để thực sự gắn kết với nhóm của bạn và đủ nhạy cảm với sở thích cá nhân của từng thành viên.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các tổ chức có sự gắn kết cao có tỷ lệ thành công cao gấp đôi so với những tổ chức ít gắn kết hơn. Có thể nói, không có gì là thành công hơn việc đưa niềm vui và sự hài lòng trở lại công việc của bạn, cũng như với công việc của nhân viên trong công ty bạn. Vậy lần cuối cùng bạn thấy các thành viên trong nhóm vui vẻ làm việc tốt ngay cả khi quá thời gian quy định là khi nào? Có thể là đã đến lúc bạn phá vỡ một số thói quen cũ rồi đấy.
Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.
Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.