Rao Vặt Tổng Hợp

11 tố chất của người “chèo lái” doanh nghiệp

Điều hành doanh nghiệp không phải là một công việc quá khó. Là một cố vấn kinh doanh lâu năm, đôi khi cũng là một nhà đầu tư, tôi đã chứng kiến rất nhiều doanh nghiệp thành công được dẫn dắt bởi những người bỏ học đại học giữa chừng và những người có trí tuệ trung bình. Các nhà đầu tư không nhìn vào bằng cấp cao của các CEO mà thường nhìn vào kinh nghiệm và trí tuệ cảm xúc của họ, thậm chí trước cả khi tiến hành đánh giá kế hoạch kinh doanh.

Mỗi doanh nghiệp phải được dẫn dắt bởi một nhà lãnh đạo – một người dám vượt qua hàng nghìn bí ẩn của mỗi dự án mới cho dù cơ hội lớn đến đâu hay công nghệ có tuyệt vời như thế nào. Steve Jobs, Bill Gates và Mark Zuckerberg đều chưa từng tốt nghiệp đại học, tất cả đều bắt đầu khởi nghiệp mà hầu như không có chút kinh nghiệm kinh doanh nào. Tuy nhiên, họ vẫn thu hút được đội ngũ nhân viên và nguồn tài trợ mà họ cần để đi tới thành công.

Vậy tố chất cần có của một người lãnh đạo trong kinh doanh hay một người sáng lập tham vọng là gì? Tôi vừa đọc xong một cuốn sách mới có tên “The EQ Leader” (tạm dịch: Trí tuệ cảm xúc của nhà lãnh đạo) của tiến sĩ Steven J. Stein, một chuyên gia hàng đầu về đánh giá tâm lý và trí tuệ cảm xúc. Tôi thích danh sách về năng lực mà ông ấy liệt kê, kết hợp với những lời khuyên của tôi về cách làm nổi bật những năng lực ấy, để chấm điểm một số người có tiềm năng trở thành lãnh đạo kinh doanh tài năng so với các đồng nghiệp và nhà đầu tư khác:

1. Học hỏi nhanh

Học hỏi nhanh là khả năng nhận ra được sự cần thiết của việc học các kỹ năng mới và nhanh chóng đạt được chúng, mặc dù liên tục đối mặt với áp lực phải thay đổi trong kinh doanh và quỹ thời gian hạn hẹp. Trong kinh doanh, sự nhanh nhẹn này được gọi là “sự thông minh thực tế” (street smart) và là tố chất mà ai cũng muốn có. Là một doanh nhân, ngay cả khi chưa từng khởi nghiệp, bạn cũng phải thể hiện tố chất này trong những lĩnh vực nằm ngoài kinh doanh.

2. Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp hiệu quả trong kinh doanh yêu cầu kỹ năng truyền đạt thông tin hiệu quả tới tất cả khán giả, và khả năng chia sẻ bằng bất kỳ phương tiện nào, bao gồm nói, viết và nghe. Nó cũng bao gồm việc sử dụng và đọc hiểu ngôn ngữ cơ thể và trạng thái tinh thần. Nhóm các nhà đầu tư giàu tiềm năng của chúng tôi luôn yêu cầu các Giám đốc điều hành phải trò chuyện và qua đó kiểm tra kỹ năng giao tiếp của họ.

3. Trí tuệ cảm xúc

Trí tuệ cảm xúc là khả năng xử lý các tình huống khó khăn trong kinh doanh. Đó cũng là khả năng nhận thức, am hiểu và kiềm chế cảm xúc cũng như kết hợp hài hòa suy nghĩ và cảm xúc khi đưa ra quyết định. Các nhà đầu tư mạo hiểm luôn nổi tiếng với việc đưa ra những khẳng định gây tranh cãi nhằm kiểm tra phản ứng của bạn.

4. Khả năng mau phục hồi/ tính linh hoạt

Khả năng mau phục hồi là khả năng hồi phục nhanh chóng từ những thất bại và xoay chuyển trước những thay đổi đến từ nhà đầu tư. Nó bao gồm khả năng loại bỏ những kinh nghiệm không còn phù hợp hay hữu ích, và thay đổi phương hướng theo nguồn thông tin mới. Hãy thận trọng khi định vị thất bại trong khởi nghiệp và kinh nghiệm rút ra.

5. Theo đuổi sự ưu tú

Theo đuổi sự ưu tú là khả năng giữ cho công ty và nhóm của bạn đạt đến các tiêu chuẩn cao nhất, và luôn vượt qua sự mong đợi của khách hàng. Các nhà lãnh đạo có tố chất này cũng luôn cố gắng đạt được thành tích cá nhân cao nhất. Kinh nghiệm và nỗ lực tích cực của bạn trong những lĩnh vực không liên quan tới kinh doanh sẽ có ích cho bạn trong việc này.

6. Sự tự tin

Sự tự tin là sự sở hữu và thể hiện tính đáng tin cậy và cho thấy sự tự chủ mà không cần liên tục nhận được phản hồi tích cực từ bạn bè hay những người cố vấn. Đó là khả năng thấy được viễn cảnh thành công trong kinh doanh và luôn mang lại cảm giác an tâm cho người khác. Trong kinh doanh, đừng vượt quá ranh giới an toàn giữa sự tự tin và cái tôi độc đoán.

7. Sáng tạo và đổi mới

Những thuật ngữ này ám chỉ khả năng tạo ra các ý tưởng mới bằng cách tư duy vượt giới hạn và giải quyết vấn đề với các rủi ro đã được tính toán. Trong kinh doanh, sáng tạo và đổi mới không phải chỉ tức thời, mà phải được thực hiện liên tục. Khi trò chuyện với các nhà đầu tư, những ví dụ dù không liên quan tới kinh doanh cũng sẽ vẫn giữ nguyên giá trị.

8. Lập trường đạo đức kiên định

Lập trường đạo đức kiên định là tập hợp những giá trị và niềm tin rõ ràng để điều hành hoạt động kinh doanh, cũng như những hành động và quyết định cá nhân. Lập trường đạo đức cũng cần đi kèm thể chất mạnh mẽ khi đối mặt với tổn thất kinh doanh hay rủi ro về thể chất. Trong kinh doanh, hành động quan trọng hơn lời nói. Đối tác và nhà đầu tư đều đang theo dõi nhất cử nhất động của bạn.

9. Trách nhiệm giải trình

Trách nhiệm giải trình là sự sẵn sàng chấp nhận toàn bộ trách nhiệm đối với tất cả các hành động và quyết định trong kinh doanh, và luôn có ác cảm với những lời bào chữa. Điều đó nghĩa là luôn sẵn sàng thực hiện các cam kết dù lớn hay nhỏ. Tôi luôn luôn lắng nghe một cách cẩn thận những lời giải thích của các nhà khởi nghiệp tham vọng khi họ tới muộn hoặc bỏ lỡ cuộc họp.

10. Khả năng thích nghi về văn hóa

 Sự nhạy cảm về văn hóa là khả năng nhận thức và học hỏi điểm mạnh của tất cả mọi người trên các vùng địa lý, các nhóm dân tộc khác nhau, cũng như phong cách của các tổ chức và các nhóm khác nhau, nhằm thích ứng sao cho phù hợp với các hành vi một cách tích cực. Ngày nay, sự đa dạng về văn hóa trong kinh doanh có giá trị vô cùng to lớn. Hãy quan sát sự kết hợp đó trong nhóm của bạn.

11. Tính quyết đoán.

Tính quyết đoán là việc đưa ra lựa chọn kinh doanh hoặc xác định quá trình hành động trong một khoảng thời gian hợp lý, bằng cách sử dụng và xử lý hiệu quả nguồn thông tin hiện có một cách tốt nhất. Nó cũng có nghĩa là đưa ra quyết định phù hợp với nguồn thông tin không đầy đủ. Đó là lý do các nhà đầu tư thông thái trong “Shark Tank” thường yêu cầu một quyết định nhanh chóng.

Tất nhiên là nhà đầu tư luôn muốn tất cả các doanh nghiệp mới được dẫn dắt bởi các doanh nhân đã có thành tích và sở hữu tất cả các tố chất được nêu bật ở đây. Nhưng điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Là chủ của một doanh nghiệp mới thì tất cả những gì bạn phải làm là khẳng định được những điểm mạnh mà bạn có, và tập trung phát triển ít nhất một điểm mạnh nhiều hơn so với đối thủ chính của bạn. Tôi vẫn chưa tìm được một nhà lãnh đạo kinh doanh hoàn hảo có đầy đủ những tố chất trên.

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button