Rao Vặt Tổng Hợp

12 trích dẫn của Đức Đạt Lai Lạt Ma giúp bạn luôn hạnh phúc

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 hiện tại có tên Tenzin Gyatso. Ông là vị Đạt Lai Lạt Ma duy trì vị trí này lâu nhất trong lúc còn sống.

Trong Đức tin của các Phật tử, Đức Đạt Lai Lạt Ma là hiện thân của lòng từ bi, chuyển thế, với mong muốn duy nhất là đem hòa bình đến cho mọi người trên thế giới. Người được biết đến với những lời răn dạy sâu sắc, chạm đến mọi tâm hồn.

Dưới đây là một số trích dẫn có sức truyền cảm hứng nhất từ lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma về hạnh phúc.

1. Về việc trở thành một người tốt hơn:

“Mục đích của chúng ta không phải là để trở nên tốt hơn người khác, mà là để tốt hơn chính bản thân mình trước đó.”

2. Về việc quan tâm người khác:

“Tôi tin rằng mục đích tối hậu của cuộc sống là hạnh phúc. Từ cốt lõi của con người chúng ta, chúng ta chỉ khao khát sự thỏa mãn. Từ kinh nghiệm hạn chế của riêng tôi, tôi nhận thấy rằng chúng ta càng chăm sóc cho hạnh phúc của người khác, thì cảm giác hạnh phúc của chính chúng ta sẽ càng lớn hơn. Gieo một cảm giác gần gũi, nhiệt tâm cho người khác, tự nhiên khiến tâm trí thoải mái. Điều này giúp chúng ta loại bỏ mọi nỗi sợ hãi hay bất an mà chúng ta có thể có và đem lại cho chúng ta sức mạnh để đối phó với mọi trở ngại mà chúng ta gặp phải. Nó là nguồn gốc chính của sự thành công trong cuộc sống. Bởi chúng ta không đơn thuần là những sinh vật hữu hình, nên sẽ là sai lầm nếu chúng ta đặt tất cả hy vọng về hạnh phúc chỉ vào sự phát triển bên ngoài. Trong khi chìa khóa lại là tạo ra sự thanh thản từ bên trong tâm hồn.”

3. Về sự hướng tâm:

Việc giữ thái độ quá hướng tâm sẽ dẫn đến sự cô lập. Kết quả là sẽ sinh ra cô đơn, sợ hãi, và tức giận. Thái độ hướng tâm tuyệt đối là nguồn gốc của sự khổ đau.

4. Về muộn phiền và khổ đau:

Những tiện nghi vật chất không thể xoa dịu nỗi đau về tinh thần, và nếu chúng ta để ý thật kỹ, chúng ta có thể thấy rằng những người sở hữu nhiều tiền bạc không hẳn sẽ hạnh phúc. Thực tế là sự giàu có thường mang đến nhiều muộn phiền hơn.

5. Về sức mạnh và hi vọng:

Khi gặp phải bi kịch thực sự trong cuộc sống, chúng ta có thể phản ứng theo hai cách: hoặc mất hết hi vọng và rơi vào những thói quen hủy hoại bản thân, hoặc dựa vào chính những thách thức để tìm ra sức mạnh nội tâm của chúng ta. Nhờ những lời dạy của Đức Phật, tôi đã có thể chọn cách thứ hai.

6. Về việc sống một cuộc sống hạnh phúc:

“Mục đích chính của cuộc sống là sự hạnh phúc được duy trì bởi niềm hi vọng. Chúng ta không có gì để đảm bảo cho tương lai, nhưng chúng ta vẫn có thể hi vọng về những điều tốt đẹp hơn. Hi vọng nghĩa là tiếp tục bước đi, và luôn nghĩ rằng: “Tôi có thể làm được điều này.” Việc hi vọng sẽ mang lại sức mạnh nội tâm, sự tự tin, khả năng làm mọi thứ một cách thành thật, trung thực và minh bạch.”

7. Về lòng trắc ẩn:

“Nếu bạn để nỗi tức giận hủy hoại sự thanh thản trong tâm hồn mình, thì sớm muộn nó cũng sẽ hủy hoại sức khỏe của chính bạn. Vì vậy, hãy giữ lòng trắc ẩn – bạn sẽ giữ được tâm trong sáng. Nếu bạn phát triển đầy đủ lòng trắc ẩn, đừng để sự giận dữ hay nỗi hận thù len lỏi vào, cố gắng nỗ lực không ngừng hàng ngày, hàng tháng, hàng năm, hàng thập kỷ, thì bạn sẽ có thể thay đổi được trạng thái tinh thần mình. Đó chính là điều tôi có thể kể cho bạn qua chút trải nghiệm của chính mình.”

8. Về sự khoan dung và lòng kiên nhẫn:

“Những thời điểm khó khăn sẽ tạo nên sự quyết tâm và sức mạnh bên trong tâm hồn. Qua những thời điểm đó, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự vô nghĩa của cơn tức giận. Thay vì giận dữ với những kẻ gây rối, hãy nuôi dưỡng sự quan tâm sâu sắc và sự tôn trọng đối với họ. Bởi chính lúc họ tạo ra những tình huống khiến bạn phải cố gắng vượt qua như vậy, họ đang cho bạn những cơ hội vô giá để luyện tập lòng khoan dung và sự kiên nhẫn.”

9. Về sự hài lòng:

“Khi bạn không hài lòng, bạn luôn muốn nhiều hơn, nhiều hơn, và nhiều hơn nữa. Mong muốn của bạn sẽ không bao giờ là đủ. Nhưng khi bạn tập hài lòng với những gì mình có, bạn có thể nói với chính mình rằng: “Ồ vâng, tôi đã có mọi thứ tôi thực sự cần.”

10. Về việc sống một cuộc sống ý nghĩa:

“Chúng ta chỉ là những du khách trên hành tinh này. Chúng ta ở đây trong 90 năm hay nhiều nhất là 100 năm. Trong khoảng thời gian đó, chúng ta phải cố gắng làm những điều tốt đẹp, có ích cho cuộc sống. Nếu bạn góp phần đem lại hạnh phúc cho người khác, bạn sẽ tìm ra mục đích, ý nghĩa thực sự của cuộc sống.”

11. Về tôn giáo, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói:

“Dù bạn có tin vào Đức Chúa Trời hay không cũng không quan trọng, có tin vào Đức Phật hay không cũng không quan trọng. Là một Phật tử, dù bạn có tin vào sự đầu thai hay không cũng không quan trọng. Bạn phải hướng đến một cuộc sống tốt đẹp, mà một cuộc sống tốt đẹp không có nghĩa chỉ là thức ăn ngon, quần áo đẹp hay chỗ ở tiện nghi. Những thứ đó chưa đủ. Nguồn động lực tuyệt vời chính là lòng trắc ẩn chứ không phải chủ nghĩa giáo điều hay triết học phức tạp, chỉ cần hiểu rằng những người khác đều là anh chị em của ta, và ta cần tôn trọng quyền và nhân phẩm của họ.”

12. Về việc giải quyết và xử lý tình huống khó khăn:

“Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể né tránh những hoàn cảnh khó khăn, nhưng bạn có thể thay đổi mức độ đau khổ của mình bằng việc chọn cách đối phó với những hoàn cảnh đó.”

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button