Rao Vặt Tổng Hợp

7 yếu tố văn hóa doanh nghiệp kích thích sự học hỏi

Rất nhiều doanh nghiệp và nhà khởi nghiệp là khách hàng của tôi mặc định rằng sự phát triển của doanh nghiệp phải thông qua cơ chế sếp bảo-nhân viên nghe hay văn hóa mệnh lệnh. Tôi khẳng định rằng bạn không thể duy trì tính cạnh tranh bằng cách đó với hiện trạng người tiêu dùng cũng như nhân viên ngày nay. Đã đến lúc trao quyền quyết định rộng rãi hơn. Nhưng nhân viên gần gũi nhất với khách hàng và thị trường chính là những người phải tìm hiểu và ra quyết định.

7 yếu tố văn hóa doanh nghiệp kích thích sự học hỏi 13

Tôi tìm thấy sự đồng tình với quan điểm trên trong một cuốn sách mới mang tên “Sense & Respond (tạm dịch “Cảm nhận và phản ứng”) do Jeff Gothelf và Josh Seiden đồng tác giả. Họ cho rằng các tổ chức thành công sẽ dành nhiều thời gian hơn cho việc xây dựng và duy trì văn hóa học hỏi, thể hiện qua việc lắng nghe khách hàng, khuyến khích đội nhóm ra quyết định, và liên tục tạo ra sản phẩm mới. Sau đây là 7 nhân tố then chốt cho một nền tảng văn hóa như vậy:

1. Thừa nhận rằng bạn không biết mọi thứ – khiêm nhường. Tất cả những gì bạn và đội bạn biết về thị trường hôm nay có thể sẽ thay đổi vào ngày mai. Đừng đòi hỏi hay giả định một câu trả lời chắc chắn và tức thời. Hãy thúc đẩy văn hóa trao đổi liên tục với khách hàng, thử nghiệm, và linh hoạt chuyển đổi nhằm giữ vững tính cạnh tranh và khả năng đáp ứng thị trường. 

2. Cho phép đội bạn được thất bại và rút ra bài học từ đó. Thử nghiệm chính là một cách để học, tuy nhiên bản chất của thử nghiệm lại chính là sự thất bại thường xuyên. Nếu thất bại bị đem ra dè bỉu, thì đội nhóm sẽ ngày càng ngại đối mặt với rủi ro, từ đó khiến doanh nghiệp của bạn bị tụt hậu. Cần tập cách làm quen với thất bại để thành thật đánh giá những gì đã làm tốt, và những gì không nên tiếp tục làm. 

7 yếu tố văn hóa doanh nghiệp kích thích sự học hỏi 14

3. Thúc đẩy sự tự định hướng và sự gắn kết cho một mục tiêu lớn hơn. Nếu mục tiêu của bạn rõ ràng và tổ chức hết lòng vì mục tiêu đó, thì sự tự định hướng sẽ sinh sôi và cho ra đời những giải pháp tuyệt vời. Các thành viên nhóm sẽ muốn tự chịu trách nhiệm cho chất lượng, sự sáng tạo, sự hợp tác và học hỏi. Bạn chỉ cần cung cấp cho họ môi trường và sự hỗ trợ giúp họ hướng đến thành công.

4.Thúc đẩy chia sẻ thông tin thành thật – dù tốt hay xấu. Đừng bao giờ xem thường những cá nhân nói ra tin xấu. Đừng quên lắng nghe kỹ lưỡng toàn bộ thông điệp trước khi đưa ra phản ứng. Hãy hỏi đồng nghiệp với thái độ đúng mực, đồng thời luôn luôn tập trung vào các giải pháp tích cực và khả thi. Sẽ không ai học hỏi được điều gì từ sự im lặng, hay sự hiểu sai thông tin truyền đạt.

5. Hướng đến hành động, chứ không phải mổ xẻ vấn đề. Việc thảo luận và mổ xẻ vấn đề lặp đi lặp lại chính là kẻ thù của một thị trường phát triển nhanh và cạnh tranh mạnh như hiện nay. Văn hóa ứng xử phổ biến ngày nay sẽ đi theo thứ tự: ra nhiều quyết định nhỏ, chờ đợi phản hồi, đánh giá bằng chứng, rồi một lần nữa quyết định hướng đi tiếp theo.

7 yếu tố văn hóa doanh nghiệp kích thích sự học hỏi 15

6. Xác định giá trị khách hàng là con đường duy nhất giúp nâng tầm giá trị doanh nghiệp. Sự đồng cảm từ phía khách hàng là yếu tố then chốt ngày nay để duy trì vị trí vững chắc trên thị trường khi phải đối mặt với sự cạnh tranh toàn cầu. Mọi người từ CEO đến nhân viên trực điện thoại đều cần nhận thức những điều mà khách hàng mong muốn, điều gì cản trở họ, và cách thức giúp đỡ khách hàng hiệu quả.

7. Xây dựng văn hóa đội nhóm trên cơ sở hợp tác, đa dạng và tin tưởng. Nhóm học hỏi tốt nhất nên gồm ít thành viên nhưn đa dạng, đồng thời làm việc trong những quy trình ngắn và lặp lại. Ngày nay sẽ không có chỗ cho sự dài dòng, khuôn phép trong công việc với những chuyên gia chỉ biết phân quyền cho nhân viên. Giờ đây những con người với những quan điểm khác nhau, cùng tin tưởng lẫn nhau thông qua các mối liên kết xã hội sẽ hợp tác hiệu quả và cho ra đời những thành quả khả quan.

7 yếu tố văn hóa doanh nghiệp kích thích sự học hỏi 16

Với những yếu tố văn hóa trên, các tổ chức ngày nay đang xuất hiện ngày một nhiều và phát triển thịnh vượng dựa trên khả năng nhận thức được nâng tầm cũng như khả năng phản ứng tức thời trước hành vi của khách hàng và nhân viên. Nếu không làm được điều này, doanh nghiệp của bạn sẽ giống như Eastman Kodak khi không thể thích nghi với sự chuyển đổi giữa máy ảnh dùng phim và máy ảnh kỹ thuật số, hay trường hợp Blockbuster bị Netflix vượt mặt trên thị trường video Internet.

Một số trường hợp thành công điển hình có thể kể đến Facebook khi họ liên tục thay đổi và dẫn đầu cho tới hôm nay, mặc dù bị tấn công bởi Twitter, Instagram và nhiều đối thủ khác; hay Tesla Motors vẫn đang duy trì vị trí dẫn đầu thị trường ô tô điện cho dù phải đối mặt với hàng loạt sáng kiến liên tục đến từ các nhà sản xuất ô tô lớn hay các nhà khởi nghiệp khác. Chúng ta sẽ cùng chờ xem liệu họ có thể tiếp tục dẫn đầu trong kỷ nguyên phương tiện tự động hóa hoàn toàn ngày nay hay không.

Những doanh nghiệp dẫn đầu trên, cũng như hầu hết những doanh nghiệp mới khởi nghiệp thành công đang duy trì xuất sắc văn hóa học hỏi khi họ làm cho khách hàng và nhân viên ngày càng xích lại gần nhau hơn. Nhưng sự biến chuyển văn hóa không tự nhiên mà có; nó phải được dẫn dắt bất chấp nhân viên hay khách hàng có muốn đi theo hướng khác. Bạn có phải là nhân tố chủ động để thay đổi trong công ty, hay chỉ là một vật cản lỗi thời?

Tác giả: Marty Zwilling

 

Kiến Thức Tổng Thể Nơi Chuyên Mục Dành Riêng Những Tin Tức Tổng Thể Thường Quanh Đời Sống. Được Tổng Hợp Và Chia Sẻ Từ Nhiều Nguồn Khác Nhau.

Kiến Thức 1805 Nơi Chia Sẻ Kiến Thức Của Bạn.

Related Articles

Trả lời

Back to top button